29.4 C
Hanoi
Thứ Sáu, 16 Tháng Năm, 2025
spot_img
Home Blog Page 13

Thập nhị, luận dụng thần cách cục cao đê

0

Nguyên văn:

Bát tự đã có dụng thần, tất có cách cục, có cách cục tất có chia cao thấp, tài quan ấn thực sát thương kiếp nhận, cách nào chẳng quý? cách nào chẳng tiện? bởi cực quý cho tới cực tiện, vạn người mới có 1, thiên biến vạn hóa, sao kể hết được? nhưng cái lý đại cương, nói gọn lại cũng chỉ ở có tình hay vô tình, có lực hay không có lực.

Từ chú:

Cao thấp khác biệt, theo đại thể mà nói, tức coi ở thành bại ứng cứu với dụng thần thuần hay tạp; như luận kỹ, tất can chi tàng thấu, thứ tự phối hợp vị trí, hỉ kị gian thần với nhật nguyên xa cách hay kề cận, hoặc hỉ dụng với nhật nguyên là tiến khí hay thối khí, đều do đó phân ra cách cục cao thấp. Các bát tự có tình vô tình, có lực không có lực khác nhau, nên các mệnh cũng khác nhau. Học giả nhờ xem nhiều bát tự, tinh thần sáng suốt, tự nhiên hội ngộ, không văn tự nào nói rõ được.
Thí dụ như sau:

Tỉ Sát Nhật chủ Sát
Mậu Giáp Mậu Giáp
Dần Ngọ Dần

 

Kiếp Kiêu Nhật chủ Sát
Kỉ Bính Mậu
Giáp
Hợi Dần Dần

Hai trụ trên cùng là Sát trọng dùng Ấn.
Trụ trên nhật nguyên đóng ở Ngọ, 2 Dần củng Giáp (củng lộc), Tài ở chi năm, Sát sanh Ấn, Ấn đóng ở dưới, kề cận có lực, 2 Sát giúp 2 bên, tương sanh có tình.
Trụ dưới cũng dùng ấn, ấn phục thấu can, chỉ vì nhật nguyên tọa tài, kị thần kề cận. 2 tạo cùng là quý cách, cùng là tài sát ấn tương sanh, nhưng mà trụ dưới không bằng được trụ trên, như thế là cùng 1 cách cục mà cũng chia ra cao thấp vậy.
Nguyên văn: Như Chánh quan bội Ấn, chẳng may thấu Tài, như tứ trụ thêm Thương, không còn bội Ấn nữa. Nên Giáp thấu Dậu Quan, thấu Đinh hợp Nhâm, là hợp Thương giữ lại Quan, toại thành quý cách, ấy là có tình. Tài kị Tỷ kiếp, cùng Sát tác hợp, Kiếp trở thành dụng. Nên Giáp sanh tháng Thìn, thấu Mậu thành cách, gặp Ất là Kiếp, gặp Canh là Sát, cả hai tương hợp, thảy đều đắc dụng, toại thành quý cách, cũng là có tình vậy.

Từ chú: Thân nhược dùng Quan, nên nhờ Ấn hóa; thân cường dùng Quan, nên lấy Tài sanh. Vì vậy Quan Ấn cách không huy hoàng bằng Tài Quan cách vậy. Như tứ trụ có Thương, nhật nguyên đã bị Quan khắc chế, lại bị Thương tiết nhược, tuy dùng Tài có thể hóa Thương, nhưng thân nhược không gánh nổi Tài sẽ nguy, chẳng bằng lấy bội Ấn có thể chế Thương hộ Quan, tư sanh nhật nguyên, một Ấn mà tới 3 công dụng. Giáp thấu Dậu Quan là như, Giáp sanh tháng Dậu, tháng thấu ra Tân kim Quan tinh, gặp Đinh hỏa tất Quan tinh bị thương, có Nhâm hợp Đinh, không chỉ hợp mất Thương quan, mà Đinh Nhâm hóa mộc, lại giúp nhật nguyên, hóa kị ra hỉ, thế là có tình vậy. Tài cách kị Tỷ kiếp tranh Tài, như thấu Sát tất Tài dua theo Sát, cũng do thế mà phạm cấm kị của cách, thế nhưng Kiếp Sát gồm thấu mà lại hợp nhau, cả 2 đều trở thành đắc dụng. Ấy là vì Sát có thể chế Kiếp, khiến Kiếp không tranh Tài, Kiếp có thể hợp Sát, lại khiến Sát chẳng công thân nữa. Như Giáp sanh tháng Thìn như thấu Mậu, thành Thiên tài cách, Ất Canh đều thấu, hai bên khiên chế nhau, Tài cách nhờ vậy không bị phá (xem tiết luận Tài cách Tài đới Thất sát). Lấy kị chế kị, có tình nên quý vậy.

 

Nguyên văn: Thân cường Sát lộ mà thực thần lại vượng, như Ất sanh tháng Dậu, Tân kim thấu, Đinh hỏa cương, thu mộc thịnh, cả 3 đều đủ mạnh, quý cực đẳng, là ở có lực vậy.
Quan cường Tài thấu, thân gặp lộc nhận, như Bính sanh tháng Tí, Quý thủy thấu, Canh kim lộ, như tọa Dần Ngọ, cả 3 cùng mạnh, toại thành đại quý, cũng ở có lực vậy.

Từ chú: Dùng Quan hay Sát có khác biệt. Thân cường Sát vượng nên có Thực chế, thân cường Quan vượng hỉ Tài sanh. Ất sanh tháng Dậu, Tân kim thấu ra. Thất sát cách. Ất mộc mà chi đóng Dần Mão Hợi, thêm can thấu Tỷ kiếp, thì thu mộc thịnh vậy. Đinh hỏa thấu ra, mộc thịnh tất hỏa cũng có lực. Cả 3 đều mạnh, vận hành đất chế Sát, tất là cực đẳng quý (xem tiết luận sát). Lấy thân Sát Thực thần đều vượng ngang nhau mà có lực.
Ví dụ như sau:

Trụ Diêm Tích San

Kiêu Sát Nhật chủ Thực
Quí Tân Ất
Đinh
Mùi Dậu Dậu Hợi

Trụ Thương Chấn

C.Tài Sát Nhật chủ Thương
Mậu Tân Ất Bính
Dậu Mùi

Trụ Lục Vinh Đình

C.Tài Sát Nhật chủ Thương
Mậu Tân Ất Bính
Ngọ dậu Mão Tuất


Cả 3 trụ đều là Tân kim thấu, Đinh hỏa cương, thu mộc thịnh vậy. Nhưng nên chú ý, Tân kim tất nên thấu ra, như có lực mới thành quý cách. Ất là nhu mộc, không sợ Sát vượng, Sát thấu ra mới quý, thêm Bính Đinh cùng thấu ra là đẹp.

Như Hứa Thế Anh:

Kiêu Sát Nhật chủ Sát
Quý Tân Ất Tân
Dậu Dậu Sửu Tỵ

Hành vận: Canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ / đinh Tỵ / bính thìn / ất mão / giáp dần

Ất mộc quá nhược, tuy thấu Ấn thông căn, không thể luận theo, Bính hỏa trong Tỵ cứu hiềm thu mộc không thịnh, lại vướng phải tam hợp, không lực chế Sát. Tuy cùng là quý cách, nhưng so 3 trụ trên, có phân ra cao thấp. Như Đinh hỏa yếu thấu ra, mà Tân kim chẳng thấu, tất chế Sát thái quá, thành người ngu hèn vậy. Thu mộc mới luận thế.

 

 

Thực T.Tài Nhật chủ Kiêu
Đinh Kỉ Ất Quí
Mùi Dậu Hợi Mùi

Trụ này Đinh hỏa thấu, thu mộc thịnh, mà Tân kim không thấu. Chẳng thành cách.

Thương Sát Nhật chủ Tỉ
Bính Tân Ất Ất
Sửu Tỵ Dậu

Trụ này Tân kim Bính hỏa đều thấu, chỉ vì đông mộc không phải thu mộc, chẳng luận thế.

Bính sanh tháng Tí gặp Quý thủy thấu, là Chánh quan cách. Chi đóng ở Dần Ngọ là lộc nhận, Bính hỏa thân vượng. Canh kim lộ tất Quan được Tài sanh, Quan có Tài dẫn, Quan lấy Tài làm gốc. Vận hành Tài hương, tất nhiên đại quý, bởi nhật nguyên với Tài Quan đều có lực vậy. Ví dụ như sau:

C.Tài T.Tài Nhật chủ Quan
Tân Canh Bính Quí
Dậu Dần Tỵ

Hành vận: Kỷ hợi / mậu tuất / đinh dậu / bính thân / ất mùi / giáp ngọ

Trụ này Quý thủy thấu Canh kim lộ. Hay ở chỗ ngày tọa trường sanh, giờ gặp quy lộc, thân vượng gánh nổi Tài Quan, mà Tài sanh nên Quan vượng vậy. Trụ này trích từ “Tích thiên tủy chinh nghĩa “.

Thương Tỉ Nhật chủ Tỉ
Kỉ Bính Bính Bính
Mão Dần Thân

Hành vận: Ất hợi / giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi / canh ngọ / kỷ Tỵ

Là trụ của Hồ Hán Dân. Tiếc Quý thủy không thấu, Canh kim chẳng lộ, mà Thân xung Dần, thương gốc của Bính hỏa, tuy hoài bảo mê bang, danh cao thiên hạ, mà dụng thần không hiện, phụ trợ không có lực, chủ trì trong ương, mưa dầm xanh cỏ, chỉ còn đợi tuế vận phù trợ vậy. Quan gặp Tài Ấn, không bị hình xung, Quan cách thành, xung Quan tất là phá cách. Trụ này Tài Ấn xung nhau, tuy không phá cách, mà khiến phụ tá chịu tổn thất.

Nguyên văn:Lại có khi có tình mà kiêm có lực, có lực mà kiêm có tình vậy. Như Giáp dùng Dậu Quan, Nhâm hợp Đinh làm thanh Quan, như Nhâm thủy căn thâm, là có tình mà kiêm có lực vậy. Ất dùng Dậu Sát, Tân gặp Đinh chế, mà Tân có lộc tức Đinh trường sanh, cùng gốc ở nguyệt lệnh, là có lực mà kiêm có tình vậy. Cách đẹp đến thế là cùng.

Từ chú: Có tình có lực, trước chia sơ ra, kiêm gồm, thay đổi mà tốt đẹp. Như cách Chánh quan bội Ấn, Giáp dùng Dậu Quan, Nhâm hợp Đinh hóa Thương hộ Quan là có tình, Nhâm thủy thông căn thân Hợi là có lực. Cách Thực thần chế Sát, Tân kim thấu ra, thông căn nguyệt lệnh, là Sát có lực, mà được lợi ở chỗ kị thần không có lực. Như Giáp dùng Dậu Quan, Nhâm là hỉ thần, Đinh là kị thần, nên lấy Nhâm thông căn là tốt đẹp. Như Đinh hỏa thông căn, tất hợp mà chẳng mất, là bệnh chẳng yên, trở thành vô tình. Ất dùng Dậu Sát, thấu Đinh hỏa chế Sát là hỉ thần, gặp Nhâm hợp Đinh là kị thần, như Nhâm thông căn, tất Ấn thâm đoạt Thực, rất là phá cách. Nên trong có tình có lực, trước nên xét kỹ là hỉ hay kị vậy.

Nguyên văn: Như Giáp dùng Dậu Quan, thấu Đinh gặp Quý, Quý khắc chẳng may Nhâm hợp, có tình chẳng bằng vô tình vậy. Ất gặp Dậu gặp Sát, thấu Đinh chế, như Sát cường mà Đinh yếu nhược, hoặc Đinh vượng mà Sát chẳng ngang, hay Tân Đinh đều vượng mà Ất căn chẳng sâu, tưởng có lực mà hoàn toàn không có lực, cách tuy cao mà xếp thứ thôi.

Từ chú: Như ở trên Giáp dùng Dậu Quan, thấu Đinh là Thương, Nhâm Quý tuy cùng là khử Thương hộ Quan, mà Quý không bằng Nhâm. Vì Nhâm hợp mất cái hình, thêm hóa mộc giúp ích thân, dùng quý khắc chẳng qua khử Thương để thân cường, không bằng hóa kị ra hỉ ấy mới là tình. Ất gặp Dậu Sát, lấy thân cường Thực Sát đều vượng là hợp cách, như cao thấp 1 chút, thì không toàn mỹ, tất nên đợi tuế vận bù chỗ thiếu, thì mới phát đạt. Như Sát cường Đinh nhược, nên hành vận Thực thương chế Sát; Đinh vượng Sát nhược, nên hành vận Sát vượng; Tân Đinh đều vượng mà thân nhược, tất nên hành vận lộc vượng. Chẳng gặp được vận tốt, phải chịu thua kém, vì thế là cách thứ cao vậy. Thí dụ như trên đã nói tiết thân cường Sát vượng, dẫn ra Diêm, Thương, Lục, 3 trụ, Bính hỏa Thương quan chế Sát, không bằng Đinh hỏa Thực thần chế Sát là có lực là sao? Bính hỏa gặp Tân phản pháo, lực không hiển hiện. Nên trụ của Thương và Lục đều không bằng Diêm vậy.

Nguyên văn: Đến như Ấn dùng Thất sát, vốn là quý cách, nhưng thân cường Ấn vượng, thấu Sát là cô bần, thân vượng chẳng cần Ấn sanh, Ấn vượng còn thêm Sát trợ? đã thiên lệch lại thêm thiên lệch, ấy là vô tình vậy. Thương quan bội Ấn, vốn là đẹp quý, nhưng thân chủ quá vượng mà Thương quan quá kém, Ấn lại quá nặng, chẳng quý chẳng đẹp, trợ thân tất thân cường, chế Thương tất Thương kém, thế thì làm sao dùng trọng Ấn được? Như thế cũng là vô tình vậy. Lại như Sát cường Thực vượng mà thân không có căn, thân cường Tỷ trọng mà Tài không có khí, hoặc yểu hoặc bần, là do không có lực vậy. Đều là cách thấp mà không có dụng vậy.

Từ chú: Dụng thần phối hợp giúp đỡ, cốt yếu toàn ở hợp với ngày chủ hay không. Nên nếu dùng hợp, tất Thương quan có thể gặp Quan; không hợp là dụng, tất Tài Quan đều là vật hại thân. Như Ấn dùng Thất sát, vốn lấy Ấn hóa Sát sanh thân làm dụng, như thân cường Ấn vượng, Sát Ấn đều mất tác dụng, vì quá vượng không có chỗ tiết, trở ngược lại thành hại ngày chủ, ấy là đã thiên lệch lại thêm thiên lệch.
Thương quan mà dùng bội Ấn, tất do thân nhược Thương vượng, nên lấy Ấn tư thân chế Thương để mà được trong hòa, như thân với Thương quan đều vượng, tất yếu không lấy bội Ấn vậy. Như đã thế mà lại thêm Ấn trọng, Thương quan bị khắc tận, Ấn là phá cách nên là kị thần hĩ. Sát cường Ấn vượng tất thân nên cường, mới có thể chế Sát làm quyền, như thân không có căn, tất tiết chồng thêm, làm sao chịu nổi?
Thân cường Tỷ trọng, mà dùng Tài tất nên có Thực thương để hóa, hoặc có Quan sát chế Tỷ kiếp để hộ Tài, như Tài phò lộ không có căn, tất bị tỉ kiếp tranh đoạt hết sạch. Thế là chỉ vượng mỗi thân mình, vợ con tiền bạc, chẳng có 1 phân, ấy là bần yểu không nghi ngờ gì nữa.

Nguyên văn: Thế giờ trong nguyên nhân cao thấp, biến hóa rất tinh là, hoặc 1 chữ mà có lực mạnh ngàn quân, hoặc nửa chữ mà toàn cục đẹp đẽ bị bại, tùy giờ xem xét lý, lấy cái khó mà bàn nghị, riêng về đại lược là thế.

Từ chú: Cách cục biến hóa, không thể nói hết, thí dụ như:

Tỉ Thương Nhật chủ Kiêu
Mậu Tân Mậu Bính
Tuất Dậu Tuất Thìn

Hành vận: Nhâm tuất / quý hợi / giáp Tí / ất sửu / bính dần / đinh mão

Tân kim Thương quan làm dụng, Bính hợp Tân kim bị vướng buộc là bệnh.

Kiêu Thương Nhật chủ Sát
Bính Tân Mậu Giáp
Ngọ Mão Dần Dần

Hành vận: Nhâm thìn / quý Tỵ / giáp ngọ / ất mùi / bính thân / đinh dậu

Bính hỏa hóa Sát làm dụng, Tân kim hợp Bính bị vướng buộc là bệnh.

2 trụ cùng lấy hợp làm bệnh. Trụ trên Bính Tân hợp cách ngôi, nên lực khiên chế bạc nhược, trụ dưới Bính Tân kề cận mà Tân ở tháng can, lực khiên chế quá mạnh; trụ trên Bính hỏa sanh Mậu nên Mậu tiết tú, trụ dưới Bính hỏa nên khắc mất Tân kim, mới có thể hóa Sát sanh thân. Cách cục cao thấp, vì thế dứt mà chưa hết, vì trong biến hóa, đã tinh là lại tinh là, học giả thần minh lấy.

 

Thập nhất, luận dụng thần thuần tạp

0

Thập nhất, luận dụng thần thuần tạp

Nguyên văn:

Dụng thần đã có biến hóa, tất trong biến hóa, có chia ra thuần, tạp. Thuần thì cát, tạp thì hung.

Từ chú:

Dụng thần thuần tất khí thế thuần nhất, nên dễ phát huy có thể lực; dụng thần tạp tất vướng mắc trăm mối, nên có thể lực khó hiển. “Tích thiên tủy” có viết: “nhất thanh đáo để hiển tinh thần, quản lấy bình sanh phú quý chân, trừng trọc cầu thanh thanh đắc tịnh, giờ lai hàn cốc cũng hồi xuân “, tức nói về thuần tạp vậy (Xem thêm “tích thiên tủy chinh nghĩa” tiết ví dụ thanh trọc).

Nguyên văn: Thuần là sao? Là hỗ dụng mà cả 2 đều tương đắc. Như Tân sanh tháng Dần, Giáp Bính đều thấu, Tài và Quan cả 2 tương sanh, tương đắc vậy. Mậu sanh tháng Thân, Canh Nhâm đều thấu, Tài và Thực cả 2 tương sanh, tương đắc vậy. Quý sanh tháng Mùi, Ất Kỷ đều thấu, Sát và Thực tương khắc, tương khắc nhưng lại hợp nhau, nên cả 2 cũng tương đắc vậy. Các loại như thế, đều là dụng thần thuần vậy.
Từ chú: Tài Quan Thực Ấn, giúp nhiều hỗ dụng, tất rất cần hợp với nhật nguyên, không nên tương hại. Như Tân sanh tháng Dần, tất Tân kim nên gặp thông căn hay lộc, rất cần gặp Quan vượng, thì Quan được Tài sanh. Mậu sanh tháng Thân, Thân nên gặp nhiều trợ giúp, rất cần tiết tú, thì Tài Thực tương sanh, đều là gặp hợp mà tương đắc vậy. Quý sanh tháng Mùi, Ất Kỷ đều thấu, rất cần thân cường, để lấy Thực chế Sát tương xứng nhau. Tóm lại cốt yếu ở hợp, tất tương đắc mà lại thêm đẹp, tức nếu không được cùng xuất ra từ nguyệt lệnh, thì cũng nên được thấu ra từ chi năm, ngày, giờ vậy. Cũng là lấy tương đắc làm tốt đẹp.

Nguyên văn: Tạp là sao? Là hỗ dụng nhưng cả 2 không cùng chung mưu vậy. Như Nhâm sanh tháng Mùi, Ất Kỷ đều thấu, Quan với Thương tương khắc, cả 2 không cùng chung mưu vậy. Giáp ở tháng Thìn, Mậu Nhâm đều thấu, Ấn với Tài tương khắc, cũng là cả 2 không cùng chung mưu vậy. Các loại như thế, đều là dụng thần tạp vậy.

Từ chú: Quan với Thương không thể dùng cả 2, Tài và Ấn không thể dùng cả 2, thường là vậy (trừ 1 số ngoại lệ). Nhâm sanh tháng Mùi, tháng lệnh thấu Kỷ thổ Quan tinh mà tàng Ất, tất Ất mộc không có lực thương nổi Quan. Giáp sanh tháng Thìn, tháng lệnh thấu Nhâm thủy Ấn thụ mà tàng Mậu, tất Thìn thổ cũng không phá nổi Ấn. Như đều thấu ra tất hiềm hĩ. Như ngôi vị không tương hại, hoặc can đầu riêng có chế hợp, có thể cứu ứng. Bằng như không có ứng cứu, không luận là tốt được.

Quan Kiêu Nhật chủ Kiếp
Giáp Đinh Kỉ Mậu
Mão Hợi Thìn

Hành vận: Mậu tuất / đinh dậu / bính thân / ất mùi / giáp ngọ / quý Tỵ

Như trụ của Dương Tăng Tân. Hợi Mão hội hợp, năm thấu Quan tinh, hay ở chỗ Tí thủy Tài tinh sanh Quan, Quan sanh Ấn, rồi Ấn lại sanh thân, Tài Quan Ấn được thuần mà chẳng tạp vậy. Tiếc là trụ giờ thiếu 1 điểm kim, đến mình là hết, không khỏi con cháu khó khăn.

Quan Kiêu Nhật chủ C.Tài
Quí Giáp Bính Tân
Mùi Tuất Mão

Hành vận: Quý hợi / nhâm tuất / tân dậu / canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ

Là trụ của Lương Hồng Chí vậy. Nguyệt lệnh Quan tinh thấu ra, nhưng nguyệt lệnh Tí thủy, bị Tuất Mùi bao vây, nhưng Quý Mùi lại là Quan đóng ở thương địa, Bính Tân tương hợp, nhật nguyên tình hướng Tài mà chẳng hướng Quan, cả hai đều không cùng mưu, tựa hồ Giáp tạp. Nhưng xét kỹ, Bính hỏa hợp Tân, khiến Tài không thương Ấn, Ấn chế Thương giữ lại Quan, trong trọc có thanh, vì thế mà quý vậy. Chuyển ngược thành ứng cứu, xét kỹ mới thấy.

Nguyên văn: Cái lý thuần tạp, không ngoài biến hóa, không nên sơ xuất, lý ấy rất rõ, người học mệnh không thể không biết.

Từ chú: Phép biến hóa chi, không ngoài ngũ hợp, tam hợp, lục hợp cùng sanh khắc chế hóa. Phàm bát tự đều thế, dụng thần đã chẳng thuần thì, ít bậc tất tạp ít, nhiều thứ tất tạp nhiều, những ví dụ trên còn chưa đầy đủ, xem nhiều bát tự tự khắc hiểu rõ.

 

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Thập, luận dụng thần biến hóa

0

Thập, luận dụng thần biến hóa (P1)

Nguyên văn:

Dụng thần chuyên gửi ở nguyệt lệnh hĩ, nhưng nguyệt lệnh tàng chứa bất nhất, nên dụng thần cũng biến hóa. Như trong 12 chi, trừ Tí Ngọ Mão Dậu ra, đều tàng chứa dư khí, không chỉ riêng tứ khố vậy. Tức lấy Dần mà luận, Giáp vốn là chủ, như quận có phủ, Bính trường sanh ở đó, như quận có đồng tri, Mậu cũng trường sanh, như quận có thông phán; giả sử tháng Dần là đề cương, không thấu Giáp mà thấu Bính, tất như tri phủ không tới quận, nên đồng tri được tác chủ vậy. Biến hóa là do thế.

Từ chú:

Trong 12 chi, Tí Ngọ Mão Dậu là chuyên khí, chỉ tàng 1 chứa thần vậy; Dần Thân Tỵ Hợi là sanh địa, là nơi tàng chứa khí Trường sanh Lộc vượng. Thập can tức là ngũ hành, ngũ hành chỉ có 4 sanh địa. Âm trường sanh là do dương cực mà âm sanh, không phải sanh địa chân chính, nên nói trong Tí Ngọ Mão Dậu, không có trường sanh vậy. Ở Dần thì Giáp mộc lộc vượng, Bính Mậu trường sanh, nên nói tàng Giáp Mậu Bính. Ở Tỵ thì Bính mậu lộc vượng, Canh kim trường sanh, nên nói Tỵ tàng chứa Bính Mậu Canh, Giáp mộc trường sanh, cố sở tàng là Nhâm Mậu Giáp. Thổ kí sanh ở Dần Thân, kí vượng ở Tỵ Hợi. Nói Dần Tỵ mà không nói Thân Hợi vì, do trong Dần có chứa Bính hỏa sanh cho, nên thổ vượng dùng được; trong Hợi trong có tàng chứa kim thủy tiết khí, nên nói thổ nhược không thể dùng được vậy. Thìn Tuất Sửu Mùi là mộ địa, tàng chứa dư khí vạn vật lúc nhập mộ. Ở Thìn thì mộc còn dư khí, thủy mộ, nên thổ là bản khí, nên nói Thìn tàng chứa Mậu Ất Quý vậy, Tuất Sửu Mùi đều như thế. Nên nói lấy Dần mà luận, Giáp là chủ, gặp Dần thì khí đương vượng vậy; kế tới Bính Mậu cũng là có khí. Giả sử tháng Dần là đề cương, không thấu Giáp mà thấu Bính, thì Giáp tuy đương vượng, nhưng trong bát tự không có, cai quản ở đâu chứ; Bính tuy thứ yếu, nhưng chủ trì bát tự, thế nên bỏ Giáp mà dùng Bính. Do thế mà biến hóa vậy.
Nguyên văn: Lại nói Đinh sanh tháng Hợi, vốn là Chánh quan, chi toàn Mão Mùi, tất hóa ra Ấn. Kỷ sanh tháng Thân, vốn là Thương quan. Tàng chứa Canh mà thấu Nhâm, tất hóa ra Tài. Phàm như thế đều là biến hóa của dụng thần vậy.

Từ chú: Đinh sanh tháng Hợi, nguyệt lệnh vốn là Chánh quan, chi toàn Mão Mùi, tất tam hợp mộc cục mà hóa ra Ấn, thế là vì hội hợp mà biến hóa vậy. Kỷ sanh tháng Thân, kim vốn là Thương quan, tàng Canh thấu Nhâm, tất Thương quan dùng lấy Tài, thế là vì tàng thấu mà biến hóa vậy.

Nguyên văn: Biến khéo thì cách trở thành rất tốt; biến không khéo thì cách tan nát, thế nào là biến khéo? Như Tân sanh tháng Dần, gặp Bính thì Tài hóa ra Quan; Nhâm sanh tháng Tuất gặp Tân thì Sát hóa ra Ấn. Quý sanh tháng Dần, không thể chuyên lấy Sát mà luận. Thử nhị giả dĩ thấu xuất nhi biến hóa giả dã. Quý sanh dần nguyệt, nguyệt lệnh thương quan bỉnh lệnh, tàng giáp thấu bính, hội ngọ hội tuất, tắc dần ngọ tuất tam hiệp, thương hóa vi tài; gia dĩ bính hỏa thấu xuất, hoàn toàn tác vi tài luận, tức sử bất thấu bính nhi thấu mậu thổ, diệc tác tài vượng sanh quan luận. Cái dần ngọ tuất tam hiệp biến hóa tại tiền, bất tác thương quan kiến quan luận dã. Ất sanh dần nguyệt, nguyệt kiếp bỉnh lệnh, hội ngọ hội tuất, tắc kiếp hóa vi thực thương, thấu mậu tắc vi thực thương sanh tài, bất tác tỉ kiếp tranh tài luận. Thử nhị giả nhân hội hiệp nhi biến hóa giả. Nhân biến hóa nhi kị hóa vi hỉ, vi biến chi thiện giả.

Từ chú: Tân sanh tháng Dần, nguyệt lệnh Chánh tài nắm lệnh, thấu Bính tất lấy Tài sanh Quan vượng làm dụng, không thể chuyên lấy Tài mà luận. Nhâm sanh tháng Tuất, nguyệt lệnh Thất sát nắm lệnh, thấu Tân tất Tân kim dư khí tác dụng, Sát Ấn tương sanh, không thể chuyên lấy Sát mà luận. 2 ví dụ đó lấy thấu ra mà biến hóa ra vậy. Quý sanh tháng Dần, nguyệt lệnh Thương quan nắm lệnh, tàng Giáp thấu Bính, hội Ngọ hội Tuất, tất Dần Ngọ Tuất tam hợp, Thương hóa ra Tài; thêm Bính hỏa thấu ra, hoàn toàn lấy Tài mà luận, tức dùng như không thấu Bính mà thấu Mậu thổ, thì cũng lấy Tài vượng sanh Quan mà luận. Thế nên trước tiên lấy Dần Ngọ Tuất tam hợp biến hóa, không luận là Thương quan gặp Quan vậy. Ất sanh tháng Dần, tháng Kiếp nắm lệnh, hội Ngọ hội Tuất, tất Kiếp hóa ra Thực thương, thấu Mậu tất Thực thương sanh Tài, không thể lấy Tỷ kiếp tranh Tài mà luận. Đó là lấy hội hợp mà biến hóa vậy. Nhờ biến hóa mà kị hóa ra hỉ, là khéo biến vậy.

Nguyên văn: Thế nào là biến không khéo? Như Bính sanh tháng Dần, vốn là Ấn thụ, can không thấu Giáp mà lại hội Ngọ hội Tuất, tất hóa ra Kiếp. Bính sanh tháng Thân, vốn là Thiên tài, tàng Canh thấu Nhâm, hội Tí hội Thìn, tất hóa ra Sát. Những trụ loại như thế đều là biến không khéo ra bất thiện vậy.

Từ chú: Bính sanh tháng Dần, Giáp mộc nắm lệnh, vốn là Thiên ấn, can không thấu Giáp mà thấu Bính, hoặc hội Ngọ hội Tuất, tất tam hợp hỏa cục, Ấn hóa ra Kiếp. Bính sanh tháng Thân, Canh kim nắm lệnh, vốn là Thiên tài, can không thấu Canh mà thấu Nhâm, hoặc hội Tí hội Thìn, tất tam hợp hỏa cục, Tài hóa ra Sát. Do biến hóa mà hỉ hóa ra kị, là biến ra bất thiện. Hỉ kị biến hóa không nhất định, xem thêm như sau:

c.Tài t.Ấn nhật chủ Sát
Nhâm Đinh Kỷ Ất
Dần Mùi
Mão
Hợi

Hành vận: Mậu thân / kỷ dậu / canh tuất / tân hợi / nhâm Tí / quý sửu

Là trụ của Ngũ Đình Phương. Kỷ sanh tháng Mùi, can thấu Đinh hỏa, hỏa thổ đang vượng, thế nhưng chi hội Hợi Mão Mùi mộc cục, can thấu Nhâm thủy, Đinh hợp Nhâm hóa mộc, thêm chi năm Dần, giờ thấu Ất trợ giúp thêm, Đinh Mùi 2 chữ đều hóa ra mộc, Kỷ thổ không khỏi tòng Sát. Tứ trụ không kim, hội cục thuần túy, tòng Sát cách thành vậy.

 

Thập, luận dụng thần biến hóa (P3)

 

t.Tài Tỉ nhật chủ Thương
Bính Nhâm Nhâm Ất

Thìn Thân Tỵ

Hành vận: Quý Tỵ / giáp ngọ / ất mùi / bính thân / đinh dậu / mậu tuất

Là trụ của Vương Khắc Mẫn. Nhâm sanh tháng 3, vốn là mộ địa, Mậu thổ Thất sát nắm lệnh, nhưng trong Thìn không thấu Mậu mà thấu ra Nhâm Ất, Thân Tí Thìn tam hợp thủy cục, tất thổ vượng biến thành thủy vượng, mộc mùa xuân còn dư khí, tiết bớt thủy vượng, Bính hỏa lại đắc lộc ở Tỵ, biến ra Thương quan sanh Tài cách.

Kiếp c.Tài nhật chủ Kiếp
Ất Kỷ Giáp Ất
Hợi Mão Thân Hợi

Hành vận: Mậu dần, đinh sửu, bính Tí, ất hợi, giáp tuất, quý dậu

Là trụ của Hồ bắc đô đốc Tiêu Diệu Nam. Nguyệt lệnh dương nhận, gặp được Thân kim chế, Sát Nhận cách thành vậy. Canh kim trong thân, gặp ám hợp với Ất mộc trong Mão, khí hiệp tình hòa, chính gọi là “Giáp lấy Ất muội thê Canh, tưởng cát hóa hung” vậy. Dương nhận hợp Sát, Sát chẳng khắc thân, đến vận Giáp làm quan phủ 2 hồ; vận Tuất sanh kim mà hợp mất Mão, cách cục phá hết, thất lộc.

Kiếp c.Tài nhật chủ t.Tài
Quý Đinh Nhâm Bính
Dậu Tỵ Ngọ Ngọ

Hành vận: Bính thìn / ất mão / giáp dần / quý sửu / nhâm Tí / tân hợi

Là trụ của Tùng hỗ hộ quân sứ Hà Phong Tòng. Nguyệt lệnh Tài Sát, nhật nguyên cực nhược, hay ở chỗ Tỵ Dậu hợp lại, Tài hóa ra Ấn, Quý khắc mất Đinh, khiến Đinh chẳng hợp Nhâm, cũng chẳng thương Ấn, là dùng Kiếp hộ Ấn. Can giờ Bính hỏa thấu ra, Tài vượng sanh Quan, nhờ có Tài Ấn chẳng hại nhau, toại thành quý cách. Như chỉ được Quý thủy cứu ứng, mà không gặp được Tỵ Dậu biến hóa, cũng không thành nổi vậy.

Nguyên chú: Cũng có khi biến hoá mà không làm mất cách cục vậy. Như Tân sanh tháng Dần, thấu Bính hóa Quan, như lại thấu Giáp, trở thành cách Chánh tài, kiêm thêm cách Chánh quan vậy. Ất sanh tháng Thân, thấu Nhâm hóa Ấn, như lại thấu Mậu, tất Tài sanh Quan, Ấn gặp phải Tài thì thoái vị, tuy thông nguyệt lệnh, cách trở thành Thương quan, rất kị gặp Mậu quan. Bính sanh tháng Dần, hội Ngọ Tuất là Kiếp, như lại thấu hoặc Giáp, hoặc Nhâm, Ấn cách bị phạm nhưng không phá. Bính sanh tháng Thân, gặp Nhâm hóa ra Sát, như lại thấu thêm Mậu, tất Thực thần có thể chế Sát sanh Tài, Tài cách bị phạm, nhưng phú quý chẳng bị mất. Đại loại như vậy nhiều lắm, đều là biến hoá mà không làm mất cách cục sẳn có.

Từ chú: Tân sanh tháng Dần, Giáp mộc Chánh tài nắm lệnh, Giáp Bính đều thấu, tất thành ra cục Tài vượng sanh Quan. Kiêm cách thì dùng kiêm là dụng, không phải là dùng cả 2 cách.

Ất sanh tháng Thân, nguyệt lệnh Chánh quan, thấu Nhâm vốn là có thể bỏ Quan dùng Ấn, gặp Mậu Tài đều thấu, tất Tài sanh Quan và phá Ấn, nên xét kỹ khí của Ấn Tài Quan. Giáp mộc trong Dần đang vượng, nên Bính Mậu có khí, Canh kim trong Thân đang vượng, Nhâm Mậu có khí, trước tiên dùng đang vượng, sau mới tới đắc khí, thứ tự nhất định là vậy. Khí đang vượng như thấu xuất ra, tất khí thứ yếu phải thoái nhượng, hoặc lấy sanh trợ thần đương vượng làm dụng, lý nhất định là vậy.

Quý sanh tháng Dần, Thương quan nắm lệnh, Giáp Bính đều thấu, tất trước lấy tiên Giáp sau mới tới Bính, nhưng vì Thương quan sanh Tài, nên kị gặp Quan tinh hĩ.

Bính sanh tháng Dần, Ấn thụ nắm lệnh, chi hội Ngọ Tuất, tất hóa ra Kiếp. Thấu Giáp tất Giáp Ấn đang quyền, Ấn cách bất biến; thấu Nhâm tất Ấn được Sát sanh, Kiếp bị Sát chế, nên Ấn cách lại cũng bất biến.

Bính sanh tháng Thân, Thiên tài nắm lệnh, thấu Nhâm tất thủy thông nguồn nên hóa Sát, như lại thấu Mậu, tất Tài được Thực sanh, Sát bị Thực chế, nên Tài cách cũng bất biến. Đó là ví dụ biến mà bất biến vậy.

Nguyên văn: Nói bát tự trừ phi dụng thần đã lập, dụng thần không biến hóa thì chẳng linh, người khéo xem mệnh nên để ý.

Từ chú: Coi dụng thần mà không xét lẽ biến hóa ấy, tất không thể xác định được dụng thần, nên xét cho rõ.

Tạm diễn dịch: Biến khéo thì cách trở thành rất tốt; biến không khéo thì cách tan nát, thế nào là biến khéo? Như Tân sanh tháng Dần, gặp Bính thì Tài hóa ra Quan; Nhâm sanh tháng Tuất gặp Tân thì Sát hóa ra Ấn. Quý sanh tháng Dần, không thể chuyên lấy Sát mà luận. Tứ trụ 2 thần thấu mà sinh ra biến hóa. Quý sinh tháng Dần, nguyệt lệnh Thương quan nắm lệnh, Giáp tàng thấu Bính, hội Ngọ Tuất, tất Dần Ngọ Tuất tam hợp, Thương hóa ra Tài; thêm nữa Bính hỏa thấu xuất, hoàn toàn lấy Tài luận, cho dù Bính hỏa không thấu mà thấu Mậu thổ, cũng luận Tài vượng sinh Quan. Lấy Dần Ngọ Tuất tam hợp biến hóa trước tiên, mà không luận Thương quan kiến Quan vậy. Ất sinh tháng Dần, nguyệt Kiếp nắm lệnh, hội Ngọ Tuất, tất Kiếp hóa thành Thực thương, thấu Mậu tất là Thực thương sinh Tài, không lấy Tỷ kiếp tranh Tài luận. Tứ trụ nhân hội hợp mà biến hóa, nhân biến hóa mà kị biến thành hỷ, là biến thành thiện thần vậy.

 

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Cửu, luận dụng thần thành bại cứu ứng

0

Nguyên văn:

Dụng thần chuyên tìm ở nguyệt lệnh, phối với tứ trụ, tất có thành bại.

Vì sao thành? Như Quan gặp Tài Ấn, lại không bị hình xung phá hại, Quan cách thành vậy. Tài sanh Quan vượng, hoặc Tài gặp Thực sanh mà thân cường đới Tỷ, hoặc Tài cách thấu Ấn mà vị trí thỏa đáng, cả hai đều không tương khắc, thì Tài cách thành vậy. Ấn khinh gặp Sát, hoặc Quan Ấn song toàn, hoặc thân Ấn đều vượng thì dùng Thực thương để tiết khí, hoặc Ấn nhiều gặp Tài mà Tài thấu căn khinh, Ấn cách thành vậy. Thực thần sanh Tài, hoặc Thực đới Sát mà không có Tài, bỏ Thực theo Sát may thấu Ấn, Thực cách thành vậy.

Thân cường Thất sát gặp chế, Sát cách thành vậy. Thương quan sanh Tài, hoặc Thương quan bội Ấn mà Thương quan vượng và Ấn có căn, hoặc Thương quan vượng, thân nhược mà thấu Sát Ấn, hoặc Thương quan đới Sát mà không có Tài, Thương quan cách thành vậy. Dương nhận thấu Quan sát mà lộ Tài Ấn, lại không gặp Thương quan, Dương nhận cách thành vậy. Gặp lộc tháng Kiếp, thấu Quan mà gặp Tài Ấn, thấu Tài mà gặp Thực thương, thấu Sát mà được chế phục, gặp lộc tháng kiếp cách thành vậy.

Từ chú:

Dụng thần đã định xong, thì phải xem kỹ lẽ thành bại cứu ứng. Quan gặp Tài Ấn tức là, nguyệt lệnh Chánh quan, thân vượng Quan khinh mà tứ trụ có Tài sanh Quan, thân nhược quan trọng mà tứ trụ có Ấn hóa Quan, hay có Chánh quan kiêm đới Tài Ấn, thành ra Tài với Ấn đều chẳng ngại (xem tiết quan luận: chánh quan ấn), tất Quan cách thành vậy. Hình xung phá hại, lấy xung là trọng, xung tức là khắc vậy. Như lấy mộc là Quan, tất xung Quan tất là kim là Thương quan, nên nói lấy xung là trọng. Hình phá hại nên cân nhắc kỹ, chưa chắc đã là phá cách vậy (xem trụ Hồ Hán Dân chương Cách cục cao đê).

Nguyên văn: Tài vượng sanh Quan tức là, nguyệt lệnh Tài tinh vượng, tứ trụ có Quan, tất Tài vượng tự sanh Quan; hoặc nguyệt lệnh Tài tinh mà thấu Thực thần, thân cường tất Thực thần tiết tú, chuyển thành sanh Tài. Tài vốn kị Tỷ kiếp, có Thực thần tất chẳng kị nữa, nên Tài có Thực thần thì hóa Tỷ kiếp vậy. Hoặc thấu Ấn mà vị trí thỏa đáng tức là, Tài Ấn cả hai đều không tương khắc vậy (xem tiết Tài cách bội Ấn). Như can năm thấu Ấn, can giờ thấu Tài, ở giữa cách nhau có Tỷ kiếp, tất chẳng ngại; nếu ở giữa cách nhau Quan tinh tất là Tài vượng sanh Quan, cũng chẳng ngại, như vậy là Tài cách thành vậy.
Từ chú:
– Ấn khinh gặp Sát, hoặc Quan Ấn song toàn
tức là, nguyệt lệnh Ấn thụ mà khinh, lấy Sát sanh Ấn, vậy là Sát Ấn tương sanh; lấy Quan sanh Ấn, vậy là Quan Ấn song toàn. Như thân cường Ấn vượng, tất không thể dùng Ấn, mà rất mừng Thực thương tiết khí nhật nguyên cho đẹp. Nhược Ấn quá nhiều, tất nên lấy tổn Ấn làm dụng vì, như thổ nhiều kim vùi, thủy nhiều mộc trôi (xem tiết ngũ hành sanh khắc chế hóa nghi kị), tất nên bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu, đó chính là dụng thần vậy. Vì vậy như Tài thấu căn khinh, gặp vận sanh Tài địa, giúp cái thiếu thành ra tốt đẹp vậy. Nhược tứ trụ Tài không có căn, tất Ấn tuy nhiều, cũng không thể dùng Tài phá Ấn; nguyên cục Tài tinh quá vượng, Ấn thụ bị thương, tất nên trở ngược lại lấy Tỷ kiếp bỏ Tài phò Ấn làm tốt vậy. Như vậy là tùy theo cục mà chọn lấy tài hay không, không thể chấp nhất vậy.

Nguyệt lệnh Thực thần, tứ trụ thấy Tài, là Thực thần sanh Tài, chính là cách vậy. Nếu tứ trụ thấu Sát, tất Thực thần chế Sát làm dụng, kị Tài a dua theo Sát, nên lại nói không có Tài mới tốt. Nếu như Sát vượng mà thấu Ấn, tất bỏ Thực mà theo Sát, nên lấy Ấn hóa Sát làm dụng, chỉ vì bỏ Thực mà theo Sát, nên tuy nguyệt lệnh Thực thần, không thể lấy Thực thần cách mà luận nữa. Tứ trụ như thấy Kiêu ấn đoạt Thực, tất bỏ Thực mà theo Sát là chánh, ấy là cũng thành cách vậy.

– Nguyệt lệnh Thiên quan mà thân cường, tất lấy Thực thần chế Sát làm tốt đẹp, Sát cách thành vậy. Như thân cường Sát nhược, hoặc Sát cường thân nhược, đều không thể lấy chế phục làm dụng, tất thân Sát đều vượng, mới thành cách.

Nguyệt lệnh Thương quan, thân cường lấy Tài làm dụng, tức là Thương quan sanh Tài; thân nhược lấy Ấn làm dụng, tức là Thương quan bội Ấn. Thương quan vượng, Ấn có căn, lấy vận sanh Ấn địa làm tốt đẹp. Ấy là 2 cách chánh vậy. Như Thương quan vượng mà thân nhược, nếu thấu Sát Ấn, tất nên lấy Ấn chế Thương, hóa Sát tư thân làm dụng. Tuy nguyệt lệnh Thương quan, nhưng cốt yếu là tại Ấn. Thương quan đới Sát mà không có Tài, cũng giống như Thực thần đới Sát vậy. Lấy Thương quan đè Sát, tức là chế phục, kị Tài a dua theo Sát, nên nói không có Tài mới thành cách vậy.

– Nguyệt lệnh Dương nhận, lấy Quan sát chế Nhận, cách cục tối mỹ. Nhận vượng Sát cường, uy quyền hiển hách, Ấn tư Nhận, Tài sanh Sát, nên nói gặp lấy cả Tài Ấn là cát, không nên ngại hĩ. Nhận vượng thì, tuy cũng có thể dùng Thực thương tiết tú, nhưng vì chuyên dùng Quan sát chế, nên lại không thể dùng Thực thương, nên nói không có Thương quan mới thành cách vậy.

Gặp Lộc tháng Kiếp, thấu Quan mà gặp Tài Ấn, tức cũng như Quan cách; thấu Tài mà gặp Thực thương, tức cũng như Tài cách; thấu Sát mà bị chế phục, tức cũng như Sát cách. Lộc kiếp vốn là thân không thể dùng, phải theo lẽ phò trợ ức chế mà dùng, tức cũng như các cách trên vậy.

 

Nguyên văn: Tại sao bại? Quan gặp Thương khắc hình xung, Quan cách bại vậy; Tài khinh Tỷ trọng, hay Tài thấu Thất sát, Tài cách bại vậy; Ấn khinh gặp Tài, hoặc thân cường Ấn trọng lại thấu Sát, Ấn cách bại vậy; Thực thần gặp Kiêu, hoặc Thực sanh Tài lộ Sát, Thực thần cách bại vậy; Thất sát gặp Tài không có chế phục, Thất sát cách bại vậy; Thương quan không phải là kim thủy mà gặp Quan, hoặc Thương sanh Tài rồi Tài sanh tiếp Sát, hoặc Thương bội Ấn mà Thương khinh thân vượng, Thương quan cách bại vậy; Dương nhận không có Quan sát, Nhận cách bại vậy; Gặp lộc tháng Kiếp, không có Tài Quan, thấu Sát Ấn, gặp lộc tháng Kiếp cách bại vậy.

Từ chú:

Bại tức là điều cấm kị của cách bị phạm vậy. Nguyệt lệnh dụng thần, tất nên sanh vượng. Chánh quan gặp Thương, tất Quan tinh bị chế, xung Quan tinh, không phải Thương thì là Nhận, đều là phá cách.

Tài khinh Tỷ trọng, tất Tài bị phân đoạt; Tài thấu Thất sát, Tài không còn của ta nữa mà a dua theo Sát, trở thành giúp cái khắc ta, là kị của Tài cách vậy.

Ấn khinh gặp Tài, tất Ấn bị Tài phá; Hoặc như thân cường Ấn trọng, cần lấy Thực thần tiết bớt vượng khí của thân, như không gặp Thực thần lại thấu Sát, tất Sát sanh Ấn, Ấn lại sanh thân, là cấm kị của Ấn cách vậy.

Thực thần gặp Kiêu ấn, tất Thực bị Kiêu ấn cướp đoạt hĩ; Thực thần sanh Tài vốn là cách tốt, lộ Sát tất Tài chuyển ra Sanh sát, đều là phá cách vậy.

Thất sát lấy chế làm dụng, có Tài sanh mà không bị chế, tất Thất sát thả sức tung hoành nên thân nguy hĩ.

Thương gặp Quan là kị. Duy Thương là kim thủy, kim hàn thủy lãnh, điều hậu là cấp bách, có thể gặp Quan, còn ngoài ra, gặp Quan đều không thể dùng Thương.

Thương quan sanh Tài, cũng như Thực thần sanh Tài, đới Sát tất Tài chuyển ra sanh Sát, là cấm kị của cách vậy.

Thân vượng dùng Thương, vốn không dùng bội Ấn;

Thương khinh gặp Ấn, tất Thương bị Ấn sở, tú khí không thể phát ra, nên nói là bại cách vậy.

Dương nhận lấy Quan sát chế Nhận là dụng, như không có Quan sát, tất Nhận vượng không bị ức chế bớt.

Gặp Lộc tháng kiếp, ngày chủ tất vượng, hỉ Tài sanh Quan, không Tài Quan mà thấu Sát Ấn, tất Sát sanh Ấn, chuyển thành tinh thân, vượng không có cực, đều là phá cách vậy.

Thành cách phá cách, khuôn phép có nhiều, cũng có khi nhân hội hợp biến hóa mà ra thành bại vậy, xem thêm tiết dụng thần biến hóa.

 

Nguyên văn: Trong thành có bại, tất là đới kị; trong bại có thành, toàn nhờ cứu ứng. Đới kị là sao? Như Chánh quan gặp Tài mà lại gặp Thương; Quan thấu nhi mà lại bị hợp; Tài vượng sanh Quan mà lại bị Thương hay bị hợp; Ấn thấu Thực vốn có thể tiết khí, mà lại gặp Tài lộ; thấu Sát vốn có thể sanh Ấn, mà lại thấu Tài, khử Ấn giữ lại Sát; Thực thần đới Sát Ấn mà lại gặp Tài; Thất sát có Thực chế mà lại gặp Ấn; Thương quan sanh Tài mà Tài lại bị hợp; bội Ấn mà Ấn lại bị Thương, thấu Tài mà lại gặp Sát, thảy đều là đới kị vậy.

Từ chú:

Đới kị là tứ trụ có thần thương dụng phá cách, tức là bị bệnh; cứu ứng tức là có thuốc khử bỏ bệnh vậy.

Chánh quan gặp Tài, Tài sanh Quan vượng, cách thành; tứ trụ lại thấu Thương, tất Quan tinh bị Thương phá cách. Nguyệt lệnh Chánh quan, can đầu thấu ra, mừng thành cách, mà lại bị hợp, như Giáp lấy Tân làm Quan, sanh tháng Dậu, thấu ra Tân kim, Chánh quan cách thành hĩ; như lại thấu Bính, Bính Tân tương hợp, Quan tinh bất thanh thành ra phá cách.

Tài vượng sanh Quan tức là nguyệt lệnh Tài tinh, sanh Quan là dụng, cũng giống như Chánh quan gặp Tài; gặp Thương tất Quan bị thương, gặp hợp tất Tài bị hợp mất, Quan cô không có người giúp, đều là phá cách.

Ấn thấu Thực để tiết khí tức là nguyệt lệnh Ấn thụ, nhật nguyên sanh vượng, thấu Thực để tiết thân cho đẹp, Ấn cách thành vậy; như lại gặp Tài lộ, tất Tài tổn Ấn là bệnh, phá cách hĩ. Thấu Sát sanh Ấn, Sát gặp Ấn hóa, Ấn được Sát sanh, thành cách vậy; nếu như lại thấu Tài, tất Tài phá Ấn mà a dua theo Sát thành ra phá cách vậy.

Thực thần đới Sát Ấn tức là nguyệt lệnh Thực thần mà không có Tài, bỏ Thực mà theo Sát Ấn, chính là uy quyền hiển hách; hoặc lấy Ấn tư thân, lấy Thực chế Sát đều chẳng ngại, cũng là thành cách. Nếu như lại gặp Tài, Thực sanh Tài, tài đến a dua theo Sát phá Ấn, cách cục bỏ xó hĩ.

Thất sát gặp Thực chế tức là, lấy Thực chế Sát là dụng, nếu như lại gặp Ấn đoạt Thực là bại cách.

Thương quan sanh Tài tức là thân vượng thì lấy Tài tiết Thương quan làm đẹp, Tài bị hợp tất khí thế chẳng lưu thông, nên cách Thương quan sanh Tài bị phá.

Thương quan bội Ấn tức là, thân nhược lấy Ấn tư thân lại gặp Tài, tất Ấn bị Tài thương, cách Thương bội Ấn bị phá.

Dương nhận cách mừng có Quan sát chế Nhận, thấu Quan lại gặp Thương quan, thấu Sát mà Sát bị hợp, hiệu dụng chế Nhận không còn. Gặp Lộc tháng Kiếp cũng giống như Dương nhận. Dùng Quan thì mừng gặp Tài sanh, gặp Thương thì Quan không thể chế Kiếp, dùng Tài hỉ Thực thương hóa, dụng Sát nên có Thực thương chế, như không gặp Thực thương mà còn gặp Sát thấu, tất Tài a dua theo Sát thương thân, phạm cấm kị của cách cục.

 

Nguyên văn: Trong thành mà bại, cũng biến hóa vạn đoan, đó chỉ bất quá là đại khái thôi. Như Tài vượng sanh Quan là cách tốt đẹp, nhưng thân nhược thấu Quan, tức là phá cách. Thương quan gặp Quan là cách xấu, thấu Tài mà ngôi vị phối trí hợp lý tất Thương quan sanh Tài lại sanh Quan phản cách thành giải, muôn vàn biến hóa, không thể nói hết, học kỹ sẽ diệu ngộ được.

Từ chú: Trong thành mà bại, hoặc trong bại mà thành, mệnh mỗi người mỗi khác, không thể nhất nhất liệt ra hết. Xem thêm các ví dụ sau. Trụ của nam tầm Lưu Trừng Như.

Quan t.Tài nhật chủ Ấn
Nhâm Kỷ Đinh Giáp
Tuất Dậu Sửu Thìn

Hành vận: Canh tuất / tân hợi / nhâm Tí / quý sửu / giáp dần / ất mão

Nguyệt lệnh Tài tinh sanh Quan, thành cách, nhưng can thấu Kỷ thổ, Quan tinh bị thương, trong thành mà bại. Can giờ thấu Giáp Ấn, mà Tài Ấn đều không ngại, Ấn thụ chế Thực, cách cục lại thành vậy. Quan tinh trên trụ năm bị phá nên chẳng quý; Đinh Kỷ đồng cung, Tài tinh có tình, giàu nhất Chiết tây. Hành Quan sát vận có Ấn hóa, trong bại lại thành vậy.

Ấn Sát nhật chủ Kiếp
Kỷ Bính Canh Tân
Mão Dần Tỵ

Hành vận: Ất hợi / giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi

Trụ của chủ nhân tờ Thân báo Sử Lượng Tài tạo. Thương quan đới Sát lại thấu Ấn, thành cách vậy. Ấn đóng ở Tài, không thể chế Thương hóa Sát, trong thành mà bại. Vì vậy chỉ gần, không thể là đế vương. Sát thông căn Dần Tỵ nên vượng, chỉ có thể dùng Thương quan chế Sát. Tài là kị thần, ở chi năm, lúc nhỏ tất khốn khổ. Đến Mùi vận, hội Mão hóa Tài, tiết Thương giúp Sát, bị giết.

Thương Tỉ nhật chủ Tỉ
Kỷ Bính Bính Bính
Mão Dần Thân

Hành vận: Ất hợi / giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi / canh ngọ / kỷ Tỵ

Nguyệt lệnh Quan tinh, Tài Ấn là phụ, cách chi thành vậy. Tiếc là Dần Thân xung nhau, Tài Ấn đều bị thương, chủ tuy là chánh, khổ nổi phụ tá xung đột, làm sao đắc lực được? Là trong thành mà bại. Lại như nhà buôn muối Triết tây Chu Tương Linh là giáp Tí / bính Tí / bính dần / bính thân. 2 trụ tương tự, đều chủ phụ tá khuynh loát, về già suy khốn bất đắc ý vậy.

Kiếp t.Tài nhật chủ Kiếp
Quý Bính Nhâm Quý
Tỵ Thìn Thân Mão

Hành vận: Ất mão / giáp dần / quý sửu / nhâm Tí / tân hợi

Là trụ của Dương Hạnh Phật. Giờ gặp Quý Mão, thân vượng tiết tú, can thấu Bính hỏa, thông căn ở Tỵ, là Thương quan sanh Tài, thành cách vậy. Can năm can giờ có 2 Quý, quần Kiếp tranh Tài, trong thành mà bại vậy. Hành vận tới Tí, Thân Tí Thìn hội Tỷ kiếp cục, lưu năm Quý Dậu, xung mất Mão mộc, bị đâm chết.

Sát t.Tài nhật chủ Thực
Kỷ Đinh Quý Ất
Mão Sửu Sửu Mão

Hành vận: Bính Tí / ất hợi / giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi

Là trụ của Viện trưởng hành chánh Đàm Diên Khải. Thực thần chế Sát, nhưng trong cách gặp phải Tài, là bại cách. May Ất Đinh cách bởi quý, mộc chẳng sanh hỏa, Sát đóng ngôi Thực, cách cục lại thành vậy. Gặp Sát ở yên 1 chỗ, Tài không sanh tất không ngại. Đinh hỏa tuy điều hậu, không thể dùng, vì Đinh hỏa động tất sanh Sát. Dụng thần chuyên lấy Thực thần, không những tiết tú, còn kiêm chế Sát nữa. Theo tiết cứu ứng thì, Tài gặp Sát may nhờ Thực thần chế Sát làm sanh, có cứu ứng, tức là trong bại mà thành, là quý cách. Vận thân năm Canh Ngọ, Ất Mão 2 Quan cùng bị thương, lại Đinh Tỵ đắc lộc ở năm Ngọ, Sát vượng công thân, đột nhiên não xung huyết tạ thế.

c.Tài t.Tài nhật chủ Quan
Đinh Bính Nhâm Kỷ
Hợi Ngọ Dần Dậu

Hành vận: Ất Tỵ / giáp thìn / quý mão / nhâm dần / tân sửu / canh Tí / kỷ hợi

Là trụ của bộ trường ngoại giao Ngũ Triều Xu. Dần Ngọ hội cục, Tài Quan đều thấu, hiềm là tháng 5 Nhâm thủy hưu tù, Tài Quan quá vượng, thân nhược không gánh nổi Tài Quan; hỉ năm Hợi gặp lộc, giờ Dậu gặp Ấn, Ấn lộc giúp thân là dụng, trong bại lại thành vậy.

Thương Kiếp nhật chủ Sát
Quý Tân Canh Bính
Tỵ Dậu Thân Tuất


Hành vận: Canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ / đinh Tỵ / bính thìn / ất mão / giáp dần

Trụ của Thạch Hữu Tam, dương Nhận cách. Giờ thấu Thất sát, chế Nhận là dụng, thành cách. Không may can tháng Tân kim hợp Bính, trên can năm Quý thủy chế Sát. Là trong thành mà bại vậy, lại như Quách Tùng: quý mùi, bính thìn, bính ngọ, mậu Tí cũng là trong thành mà bại vậy. Cách thành là như trụ của Tể Quang: đinh mão, bính ngọ, bính Tí, nhâm thìn, thành Sát nhận cách vậy; gặp lộc như trụ của Giang Vạn Bình: đinh dậu, bính ngọ, đinh dậu, kỷ dậu, lấy Thực thần sanh Tài, cũng là thành cách vậy.

 

Nguyên văn: Vì sao có cứu ứng? Như Quan gặp Thương như thấu Ấn thì được giải, Quan sát hỗn tạp mà hợp mất Sát thì thanh, hình xung thì lấy hội hợp để giải; Tài gặp Kiếp mà thấu Thực thì được hóa, hay có sanh Quan thì chế nổi Kiếp, Tài gặp Sát thì lấy Thực thần chế Sát để sanh Tài, hợp mất Sát để giữ lại Tài; Ấn gặp Tài thì lấy Kiếp để giải, hoặc hợp mất Tài mà giữ lại Ấn; Thực gặp Kiêu nhi tựu Sát trở thành cách, hoặc sanh Tài để hộ Thực; Sát gặp Thực chế, Ấn đến hộ Sát, gặp Tài thì khử Ấn mà giữ lại Thực; Thương quan sanh Tài thấu Sát là phá cách thì nên hợp mất Sát; Dương nhận dùng Quan sát mà bị gặp phải Thương thực, thì lấy trọng Ấn để hộ Quan sát; gặp Lộc tháng Kiếp dùng Quan, gặp Thương mà Thương bị hợp, dùng Tài mà gặp Sát nhưng Sát bị hợp, như thế đều là có cứu ứng.

Từ chú:

Quan gặp Thương lấy Ấn thấu để giải là như Giáp mộc sanh tháng Dậu, can đầu thấu Đinh là phá cách nếu lại thấu Nhâm, tất Đinh Nhâm hợp, Đinh hỏa không thương tổn Quan Dậu kim vậy.

Hợp Sát là như Bính hỏa sanh tháng Tí, Nhâm Quý đều thấu, Quan sát hỗn tạp là phá cách, thấu Đinh, tất Nhâm Sát bị hợp mất thành ra Quan thanh hĩ.

Hình xung là như Kỷ thổ sanh tháng tháng Dần, chi gặp Thân, tất Thân xung Dần mà phá Quan, chi lại thấy Tí, tất Tí Thân hợp mà hóa thủy, phản sanh Dần mộc, gọi là nhờ hội hợp mà giải xung vậy.

Tài gặp Kiếp lấy Thực để hóa là như Giáp mộc sanh tháng Thìn Tuất Sửu Mùi, Ất mộc đều thấu, Tỷ kiếp tranh Tài, can đầu thấu Bính hỏa, tất Tỷ kiếp sanh Thực, nhờ Thực mà chuyển ra sanh Tài, nên Tài cách không bị phá hĩ. Hoặc không thấu Bính mà thấu Tân, tất Tân kim khắc chế Ất mộc cũng không tranh Tài nữa hĩ.

Gặp Sát là như Bính hỏa sanh tháng Dậu, nguyệt lệnh Chánh tài, can thấu Nhâm thủy, tất Tài sanh Sát là phá cách. Như lại thấu Mậu thổ, tất Nhâm bị Mậu chế, mà Mậu thổ lại sanh Dậu kim Tài, hoặc không thấu Mậu mà thấu Đinh, tất hợp mất Sát mà giữ lại Tài, đều là trong bại gặp cứu vậy.

Ấn gặp Tài thì lấy Kiếp giải là như Ất mộc sanh tháng Hợi, nguyệt lệnh Chánh ấn, gặp Mậu Kỷ thổ Tài, tất Tài phá Ấn là hoại cách. Như thấu Giáp Ất mộc, tất Kiếp chế Tài mà hộ Ấn; thấu Quý Giáp tất hợp Tài giữ lại Ấn.

Thực thần gặp Kiêu, như Giáp mộc thấy Bính mà lại thấu Nhâm, Thực bị Kiêu đoạt là phá cách. Như thấu Canh Sát, tất có thể đuổi Thực tựu Sát để thành cách; hoặc không thấu Sát mà thấu Mậu thổ Tài, tất Mậu cũng có thể chế Nhâm để hộ Bính Thực, nên Thực cách lại thành vậy.

Ất mộc sanh tháng Dậu mà thấu Đinh hỏa, là Thực thần chế Sát. Sát lấy chế làm dụng, gặp Nhâm Quý khử mất Đinh hỏa Thực thần, quả là phá cách hĩ. Gặp thêm Mậu Kỷ thổ, khứ Ấn để giữ lại Thực, cục chế Sát khỏi bị hỏng, thành cách vậy.

Thương quan sanh Tài thấu Sát là như Giáp mộc sanh tháng Ngọ mà thấu Kỷ thổ, là Thương quan sanh Tài cách, thấu thêm Canh kim Thất sát là phá cách, như trụ thấu Ất mộc, tất Ất Canh hợp, Thương quan sanh Tài, cách thành hĩ

Dương nhận cách lấy Quan sát chế nhận làm dụng, gặp thêm Thương thực chế Quan sát là phá cách, như có trọng Ấn để khử tác dụng của Thực, tất Dương nhận cách thành hĩ.

Gặp Lộc cách, gặp Kiếp dùng Quan mà gặp Thương, dùng Tài mà gặp Sát là, như Giáp mộc sanh Dần là gặp lộc, dùng Tân kim Quan tinh mà gặp phải Đinh hỏa, dùng Kỷ thổ Tài tinh mà thấu Canh kim, đều là phá cách. Như gặp phải Đinh hỏa mà có Nhâm thấu, Đinh Nhâm hợp, chẳng thương Tân kim, nên có thể dùng Quan; thấy Canh kim mà có Ất thấu, Ất Canh hợp, Tài không dua theo Sát nên cách toàn vẹn.

Đều là trong bại gặp cứu.

Ở trên đã nói về phép trong bại gặp cứu, dễ thấy rõ là phép cứu ứng không có quy lệ nhất định, xem kỹ thêm các trụ sau, để thấy được khái quát.

Quan Ấn nhật chủ Quan
Đinh Kỷ Canh Đinh
Tỵ Dậu Hợi

Hành vận: Mậu thân / đinh mùi / bính ngọ / ất Tỵ / giáp thìn / quý mão / nhâm dần

Trụ của Chu Cổ Vi. Nguyệt lệnh Dương nhận dùng Quan, nhưng Quan nhiều thì không quý, hay ở chỗ Kỷ Ấn ngăn cách Quan tinh trên trụ năm, Quan sanh Ấn, rồi Ấn sanh thân, chuyên dùng Quan tinh trên trụ giờ, đến vận trợ Quan, quay lại thành đài các, tất nhờ ở Kỷ thổ là thần cứu ứng vậy.

Thương c.Tài nhật chủ Sát
Quý Ất Canh Bính
Dậu Sửu Dần

Hành vận: Giáp Tí / quý hợi / nhâm tuất / tân dậu / canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ

Là trụ của Tỉnh trưởng chiết giang Trương Tái Dương. Can giờ Thất sát thấu ra, dùng can năm Quý thủy Thương quan chế Sát, có Ất mộc cách ở giữa, tất Thương quan sanh Tài, Tài sanh Sát, là bại cách. Hay ở chỗ Ất tòng Canh hợp, tất Quý thủy không thể sanh Ất mộc mà lại đi chế Sát, nên lấy hợp của vốn là thân làm cứu ứng vậy.

t.Tài Kiêu nhật chủ Quan
Quý Đinh Kỷ Giáp
Dậu Tỵ Mão Tuất

Hành vận: Bính thìn / ất mão / giáp dần / quý sửu / nhâm Tí / tân hợi / canh tuất

Là trụ của tỉnh trưởng Chiết giang Trử Phụ Thành. Kỷ thổ sanh tháng tư, có Đinh hỏa thấu ra, hỏa viêm thổ táo, được can năm Quý thủy phá Ấn mà sanh Quan, nên lấy Quý thủy làm thần cứu ứng vậy. Tỵ Dậu hội cục, Thực thương hại Quan, hay ở chỗ có Quý thủy thấu, tất Thực thương sanh Tài, nên nói lấy Quý vận động mà làm tốt đẹp. Như coi sơ qua 2 trụ trên thì Tài Ấn hại nhau, Quan Thương hại nhau, không biết quý ở chỗ nào, xét kỹ mới rõ, “Tích thiên tủy” có câu “Trừng trọc cầu thanh thanh đắc tịnh, gặp giờ hàn cốc cũng hồi xuân”, chính là như thế.

Sát Ấn nhật chủ Ấn
Tân Nhâm Ất Nhâm
Tỵ Thìn Hợi Ngọ

Hành vận: Tân mão / canh dần / kỷ sửu / mậu Tí / đinh hợi / bính tuất / ất dậu

Là trụ của Tỉnh trưởng Giang tô Trần Đào Di. Ất sanh tháng Thìn, ngày đóng trường sanh, dùng Đinh trong Tỵ Ngọ, là Thực thần sanh Tài cách. Năm thấu Tân kim Thất sát là phá cách, mừng Nhâm thủy trong Thìn thấu ra, hóa Sát sanh thân, lấy Nhâm làm thần cứu ứng vậy. Tuy lấy Thực thần sanh Tài nhưng vận hỉ Thực kị Tài, tất do lấy Thực có thể tiết tú trong khi Tài thì phá Ấn vậy. Phàm những trụ nhiều sóng gió chìm nổi, phần nhiều như thế.

Nguyên văn: Diệu dụng của trụ, toàn ở lẽ thành bại cứu ứng, trong đó quyền biến nặng nhẹ, rất đỗi linh hoạt. Học giả nên lưu tâm, có thể theo lẽ trong dung mà ứng phó vạn biến, là cái đạo lớn của mệnh, ấy là đạt đạo !

Từ chú: Lẽ thành bại cứu ứng của bát tự, thiên biến vạn hóa, không thể nói hết. Các ví dụ biến hóa kễ trên, đều chọn dụng thần theo nguyệt lệnh như cách phổ thông vậy. Mạnh Tử viết, đại tượng lấy quy củ dùng người, không thể dùng được người xảo, học giả sau khi luyện tập quen, tự ngộ lẽ hay. Như luận về biến hoá, tất bát tự như nhau, mà địa vị thứ tự, biến đổi 1 chút, tức thì ra sanh biến hóa, là thành hoặc bại, được hoặc không được ứng cứu, không thể luận như nhau, cũng không thể kể hết phương thức ra được. Duy thông suốt chỉ có 1 lẽ dung hòa, tất tự nhiên quyền biến nặng hay nhẹ, tả có về nguồn hĩ.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Bát, Luận Dụng thần

0

Nguyên văn:

Dụng thần của bát tự, chuyên tìm ở nguyệt lệnh, tức là lấy can ngày phối cùng chi tháng nắm lệnh, do sanh khắc bất đồng mà định ra cách cục. Tài Quan Ấn Thực, là dụng thần khéo dùng thuận theo giúp với; Sát Thương Kiếp Nhận, là dụng thần dùng khắc chế ngược lại với ngày can. Đáng thuận mà được thuận, đáng nghịch mà gặp nghịch, phối hợp thì nên, đều là quý cách.

Từ chú:

Dụng thần là tìm trong bát tự xem có thần nào dùng được. Thần có: Tài, Quan, Thực, Ấn, Thiên tài, Thiên quan, Thiên ấn, Thương quan, Kiếp nhận vậy. Xem kỹ lẽ vượng nhược hỉ kị trong bát tự, hoặc phò hoặc chế, tức lấy thần phò trợ hay ức chế ngày can để mà dùng, gọi là dụng thần, cũng là then chốt của bát tự vậy. Chọn sai dụng thần thì đoán mệnh sai, nên nói đoán mệnh trước tiên lấy dụng thần là quan trọng nhất. Phép chọn dụng thần, trước tiên tìm ở chi tháng nắm lệnh nếu như đang được vượng khí ở chi tháng. Như không dùng được nguyệt lệnh, mới tìm tới trong các can chi năm ngày giờ. Phép tìm dụng tuy khác nhau, mấu chốt là ở chỗ có được nguyệt lệnh không. Như nguyệt lệnh lộc kiếp ấn thụ, nhật nguyên thịnh vượng, không thể dùng kiếp ấn, tất riêng tìm thần khắc hay tiết khí làm dụng; tuy dụng thần không ở nguyệt lệnh, nhưng mấu chốt để tìm lại ở tại nguyệt lệnh. Nhược tứ trụ nhiều thần khắc tiết, nhật nguyên chuyển nhược, tất kiếp ấn ở nguyệt lệnh, cứ y thế mà dùng. Sách có câu dụng thần chuyên tìm ở nguyệt lệnh, lấy nhật nguyên so với địa chi nguyệt lệnh, xem kỹ vượng suy cường nhược mà định dụng thần vậy.

Nguyên văn: Phép chọn dụng thần tuy bất nhất, tóm tắt lại có thể chia làm 5 loại sau: phù ức, bệnh dược, điều hậu, chuyên vượng, thông quan
Từ chú: Phép chọn dụng thần đều không ngoài 5 loại trên, đều theo nguyệt lệnh mà suy định ra. Đến như gọi là thiện ác chẳng liên quan gì đến cát hung. Là hỉ thì kiêu thương thất sát cũng đều là cát thần; phạm kị thì chánh quan tài ấn, cũng là ác vật, không nên chấp nhất mà luận, nên cốt ở có hợp được không thôi. Nhân vì dụng thần trọng yếu vậy, nên phàm ngũ hành nghi kị, can chi tính tình, đến sanh vượng tử tuyệt hội hợp hình xung giải cứu, thảy đều đắc dụng, ráng nên chú ý, tuy chỉ là lý luận, nhưng là căn bản, người học nên chú ý kỹ.

(Nhất) Phù Ức: Lấy phò hay chế nhật nguyên làm dụng

Phò có 2 loại:
– Ấn sanh
– Kiếp trợ.
Ức cũng có 2 loại:
– Quan sát khắc
– Thực thương tiết.

Thí dụ 1)

 

c.Tài t.Tài nhật chủ Ấn
Đinh Bính Nhâm Kỷ
Hợi Ngọ Dần Dậu

Hành vận: Ất Tỵ / giáp thìn / quý mão / nhâm dần / tân sửu / canh Tí

Tài vượng thân nhược, nguyệt lệnh Kỷ thổ quan tinh thấu ra, Tài Quan cả 2 đều vượng mà thân nhược, nên dụng Ấn mà không dùng Quan, lấy Ấn phò trợ nhật nguyên làm dụng thần. Là trụ của Bộ trưởng ngoại giao Ngũ Triều Xu.

Thí dụ 2)

 

Kiếp Quan nhật chủ Thực
Đinh Quý Bính Mậu
Mão Sửu Thân

Hành vận: Nhâm Tí / tân hợi / canh tuất / kỷ dậu / mậu thân / đinh mùi

Quý thủy Quan tinh trong Sửu thấu ra, thêm Tí Thân hội cục trợ giúp, thủy vượng hỏa nhược, dùng Kiếp giúp thân làm dụng thần. Là trụ của Thái Kiết Dân tiên sinh.

Thí dụ 3)

 

Sát Tỉ nhật chủ Kiếp
Quý Đinh Đinh Bính
Tỵ Tỵ Mão Ngọ

Hành vận: Bính thìn / ất mão / giáp dần / quý sửu / nhâm Tí / tân hợi / canh tuất

Nhật nguyên quá vượng, lấy Quý thủy trên trụ năm ức chế nhật nguyên làm dụng, hành Quan Sát vận đại phát. Là trụ của Bộ trưởng giao thông Chu Gia Hoa.

(Lâm chú: thử tạo hỏa thành khí thế, tất nhiên tòng hỏa. Hành quan sát vận đại phát, nãi thị ” chế kị thần thời đắc kị hỉ ” đích nguyên lý, tức dĩ thủy chi quan sát vi kị thần, hành kị thần vận, kị thần hữu chế hóa, phản đắc quan lộc. Bính thìn, ất mão, giáp dần tam tuần vi mộc hỏa hỉ dụng đại vận; quý sửu vận, tuy nhiên thủy hữu vi căn, đãn nguyên cục hữu mão mộc chế thổ, y nhiên thị thủy nhược hỏa cường, khả năng thị nhất sanh trung tối soa đích đại vận; nhâm Tí vận, thiên can nhâm thủy bị đinh hỏa hiệp, địa chi Tí ngọ phùng xung, ngọ thắng Tí bại, vi ” hữu dược đắc bệnh ” chi hỉ; tân hợi vận, thiên can tân bị bính hiệp, địa chi hợi mão bán hiệp mộc cục, vi hỉ thần, cố diệc cát; canh tuất vận, thiên can canh hữu bính đinh hỏa khắc, địa chi ngọ tuất bán hiệp hỏa cục, diệc cát.)

Thí dụ 4)

t.Tài Tỉ nhật chủ Thương
Bính Nhâm Nhâm Ất
Thìn Thân Tỵ

Hành vận: Quý Tỵ / giáp ngọ / ất mùi / bính thân / đinh dậu / mậu tuất

Cũng nhật nguyên quá vượng, Ất mộc dư khí trong Thìn thấu can, tiết khí bớt nhật nguyên cho đẹp làm dụng, cũng là ý ức chế bớt vậy. Là trụ của Bộ trưởng tài chánh đời trước Vương Khắc Mẫn.

Thí dụ 5)

 

Thương Ấn nhật chủ Thương
Mậu Giáp Đinh Mậu
Thìn
Dần Mão Thân

Hành vận: Ất mão / bính thìn / đinh Tỵ / mậu ngọ / kỷ mùi / canh thân / tân dậu / nhâm tuất

Dần Mão Thìn khí đông phương hội đủ thêm thấu Giáp, dụng thần quá cường, Lấy Tài tổn Ấn làm dụng, là trụ của Chủ tịch chính phủ quốc dân Lâm Sâm.

Thí dụ 6)

 

Sát t.Tài nhật chủ Thực
Kỷ Đinh Quý Ất
Mão Sửu Sửu Mão

Hành vận: Bính Tí / ất hợi / giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi

Nguyệt lệnh Thất sát thấu can, lấy Thực thần chế Sát làm dụng, cũng là lấy dụng thần ức chế cái mạnh thái quá. Là trụ của Viện trưởng hành chánh đời trước Đàm Diên Khải.

Thí dụ 7)

Thực Thương nhật chủ t.Tài
Mậu Kỷ Bính Canh
Tuất Mùi Dần

Hành vận: Canh thân / tân dậu / nhâm tuất / quý hợi / giáp Tí / ất sửu

Bính hỏa sanh tháng 6, lửa còn chút sáng, giờ gặp Dần mộc, Tí thủy quan tinh sanh Ấn, nhật nguyên tưởng nhược mà thành không nhược. Nguyệt lệnh Kỷ thổ Thương quan thấu ra, bát tự liên tiếp 4 thổ, tiết khí thái quá, lấy tài tiết thương làm dụng, cũng là để ức chế cái mạnh thái quá. Là trụ của Lý Quân ở Hợp Phì.

Thí dụ 8)

 

Sát t.Tài nhật chủ Thực
Ất Quý Kỷ Tân
Hợi Mùi Hợi Mùi

Hành vận: Nhâm ngọ / tân Tỵ / canh thìn / kỷ mão / mậu dần / đinh sửu

Kỷ thổ nhật nguyên, thông căn nguyệt lệnh, Ất mộc trên trụ năm nhược, nên lấy dụng thần phò trợ cái quá nhược. Là trụ của Tổng trưởng giao thông đời trước Tằng Dục Tuyển.

(Lâm chú: thử tạo vô hỏa, thổ vô nguyên thần, địa chi lưỡng hợi củng hiệp lưỡng mùi, mộc hữu dư khí ám lộc ấn thụ, thiên can thổ kim thủy mộc thuận sanh, ứng tác nhật nguyên vi nhược, khí mệnh tòng sát luận, sở dĩ đồng dạng thủ ất mộc vi dụng. Nhi phi dụng thần thái nhược phù chi dã.)

Thí dụ 9)

 

Quan Thương nhật chủ Thương
Kỷ Ất Nhâm Ất
Tỵ Hợi Tỵ

Hành vận: Giáp tuất / quý dậu / nhâm thân / tân mùi / canh ngọ / kỷ Tỵ

Kỷ trên trụ năm bị Ất khắc, Tỵ gặp Hợi xung, bỏ không dùng, thân vượng khí hàn. Tỵ hỏa trụ giờ nhược, lấy Thương quan sanh Tài làm dụng, cũng là lấy dụng thần phò trợ cái nhược. Là trụ của Tổng lý nội các đời trước Chu Tự.

 

(Nhị) bệnh dược: Lấy phò làm hỉ, tất thương tổn phò trợ là bệnh; lấy ức làm hỉ, tất khắc mất ức là bệnh. Trừ bỏ thần bệnh ấy, tức là thuốc chữa. Như vậy gọi là chọn dụng thần chữa bịnh.

Thí dụ 10)

Kiếp Quan nhật chủ Kiếp
Mậu Giáp Kỷ Mậu
Tuất Tỵ Thìn

Hành vận: Ất sửu / bính dần / đinh mão / mậu thìn / kỷ Tỵ / canh ngọ / tân mùi

Nguyệt lệnh Thiên tài đương lệnh, Tỷ Kiếp tranh Tài là bệnh, lấy Giáp mộc Quan tinh chế Kiếp làm dụng, lấy khắc chế kiếp để hộ Tài vậy. Là trụ của Lý Quân ở Hợp Phì (Chú ý trụ này kiêm lấy Bính hỏa trong Tỵ. Tháng 11 khí hàn, được hỏa sưởi ấm thì phát lành, tức là ý điều hoà khí hậu vậy).

Thí dụ 11)

Quan Thực nhật chủ Ấn
Nhâm Kỷ Đinh Giáp
Tuất Dậu Sửu Thìn

Hành vận: Canh tuất, tân hợi, nhâm tí, quí sửu, giáp dần, ất mão, bính thìn

Nguyệt lệnh Tài vượng sanh Quan, Kỷ thổ Thực thần tổn Quan là bệnh, lấy Giáp mộc để loại thực thần, là trụ của Lưu Trừng Như ở Cửu giang.

(Tam) điều hậu (điều hòa khí hậu): Kim thủy sanh mùa đông, mộc hỏa sanh mùa hạ, khí hậu hoặc quá lạnh hay quá nóng, đều kíp nên điều hòa khí hậu. Vậy gọi là lấy điều hậu làm dụng thần vậy.

Thí dụ 12)

Thương Thực nhật chủ c.Tài
Nhâm Quý Tân Giáp
Thìn Sửu Sửu Ngọ

Hành vận: Giáp dần / ất mão / bính thìn / đinh Tỵ / mậu ngọ / kỷ mùi

Kim hàn thủy lạnh, thổ kết thành băng, lấy Ngọ trên trụ giờ làm dụng, cũng là điều hòa khí hậu. Là trụ của Thanh vương Tương Khỉ.

Thí dụ 13)

Ấn Quan nhật chủ Ấn
Tân Kỷ Nhâm Tân
Hợi Hợi Ngọ Hợi

Hành vận: Mậu tuất / đinh dậu / bính thân / ất mùi / giáp ngọ / quý Tỵ

Tuy kỷ thổ Quan tinh thấu can, nhưng nếu không có Đinh hỏa trong Ngọ, tất Quan tinh không có dụng, cũng là điều hậu. Là trụ của Trương Thối Xưởng đi về phương nam.

Bệnh dược là dụng, như nguyên cục không có thần chữa bệnh, tất đợi vận điền chỗ khuyết đó, thì mới phát triển, cũng là điều hậu vậy. Cách cục chuyển biến không riêng gì ví dụ này.

(Tứ) chuyên vượng: Khí thế tứ trụ thiên lệch cả về 1 phương không thể đảo ngược được, chỉ còn cách thuận theo khí thế ấy, hoặc tòng hoặc hóa, gặp chuyên vượng 1 phương thành cách cục như vậy.

Thí dụ 14)

c.Tài Kiêu nhật chủ Sát
Nhâm Đinh Kỷ Ất
Dần Mùi
Mão Hợi

Hành vận: Mậu thân / kỷ dậu / canh tuất / tân hợi / nhâm Tí / quý sửu

Đinh Nhâm Dần Hợi Mão Mùi, khí thiên mộc, tòng theo thế mộc vượng làm dụng. Là trụ của tổng trường ngoại giao đời trước Ngũ Đình Phương, là cách tòng Sát.

Thí dụ 15)

Tỉ Tỉ nhật chủ Sát
Đinh Đinh Đinh Quý
Tỵ Mùi Mão Mão

Hành vận: Bính ngọ / ất Tỵ / giáp thìn / quý mão / nhâm dần / tân sửu

Tuy Quý thủy Thất sát thấu ra, nhờ có mão mộc hóa, cũng nên thuận theo thế vượng. Là trụ của Thích Dương tri phủ giờ nhà Thanh.

Thí dụ 16)

 

Tỉ t.Tài nhật chủ Kiêu
Ất Kỷ Ất Quý
Sửu Mão Hợi Mùi

Hành vận: Mậu dần / đinh sửu / bính Tí / ất hợi / giáp tuất / quý dậu

Xuân mộc thành cục, tứ trụ không kim, là cách Khúc trực nhân thọ, là trụ của chấp chánh Đoàn Kì Thụy.

Thí dụ 17)

Thương Kiêu nhật chủ Quan
Mậu Ất Đinh Nhâm
Dần Mão Mùi Dần

Hành vận: Bính thìn / đinh Tỵ / mậu ngọ / kỷ mùi / canh thân / tân dậu

Đinh Nhâm tương hợp, tháng giờ Mão Dần, hóa khí thành cách, hóa thần hỉ hành vượng địa, vượng hết mức, cũng mừng nếu gặp tiết khí bớt. Là cách Đinh Nhâm hóa mộc, là trụ của Tôn Nhạc.

 

(Ngũ) thông quan: 2 thần tranh nhau, mạnh yếu như nhau, không thể phân hơn thua, nên lấy điều hòa cả 2 bên làm điều tốt đẹp, vì vậy lấy thông quan làm dụng vậy.

Thí dụ 18)

Tỉ Kiếp nhật chủ Thực
Đinh Bính Đinh Kỷ
Dậu Ngọ Dậu Dậu

Hành vận: Ất Tỵ / giáp thìn / quý mão / nhâm dần / tân sửu / canh Tí

Hỏa kim đấu nhau, lấy thổ thông quan là phú cách, không có thổ tất không thể dụng kim vậy. Là trụ của Cối kê sư giang Vạn Bình Quân.

Thí dụ 19)

 

Ấn Sát nhật chủ Kiếp
Quý Canh Giáp Ất
Hợi Thân Dần Hợi

Hành vận: Kỷ mùi / mậu ngọ / đinh Tỵ / bính thìn / ất mão / giáp dần

Kim mộc đấu nhau, lấy thủy thông quan, lấy Sát Ấn tương sanh làm dụng. Là trụ của Lục Kiến Chương.

Pháp thông quan rất đỗi trọng yếu, như nguyên cục không có thần thông quan, may gặp vận trình điền chỗ khuyết đó thì cũng phát triển. Dụng thần là như vậy, như có hỉ thần và kị thần, lại gặp vận hành nơi thông quan, điều hòa khí thành tốt. Như tài ấn đều thanh, lấy quan sát vận làm tốt đẹp; tháng kiếp dùng tài cách, lấy thực thương vận làm tốt đẹp. Tức là thông quan vậy.

Nguyên văn: Như thế khéo thuận dụng thì, tất Tài mừng gặp được Thực thần sanh, Tài sanh Quan có thể hộ Tài; Quan hỉ thấu Tài tương sanh, sanh Ấn khả để hộ Quan; Ấn hỉ Quan sát tương sanh, Kiếp tài có thể hộ Ấn; Thực hỉ thân vượng tương sanh, sanh Tài có thể hộ Thực. Như nghịch dụng thì, tất Thất sát hỉ Thực thần chế phục, kị Tài Ấn tư phò; Thương quan mừng có Ấn đeo được chế phục, sanh Tài có thể hóa Thương; Dương nhận mừng được Quan sát chế phục, kị không gặp được Quan sát; tháng Kiếp hỉ thấu Quan chế phục, lợi dùng Tài thấu thực để hóa Kiếp. Cách dùng thuận nghịch là vậy.

Từ chú:
Tài mừng gặp Thực thần tương sanh, ví như Giáp lấy Kỷ thổ làm Tài, lấy Bính làm Thực thần, Tài lấy Thực thần làm gốc, Tài Kỷ thổ mừng gặp Bính hỏa tương sanh vậy.

Sanh Quan để hộ Tài như, Giáp lấy Giáp Ất làm Tỷ Kiếp, Canh Tân làm Quan Sát, có Tỷ kiếp thì chia cướp Tài tinh; Tài sanh Quan sát nhờ Quan sát có thể khắc chế bớt Tỷ kiếp, đó là sanh Quan tức để hộ Tài vậy.

Quan hỉ thấu Tài để tương sanh, như Giáp lấy Tân làm Quan, lấy Kỷ thổ làm Tài, Quan lấy Tài làm gốc, Tân mừng gặp Kỷ thổ chi tương sanh vậy.

Sanh Ấn để hộ Quan như, Giáp lấy Nhâm Quý làm Ấn, Canh Tân làm Quan, Quan sanh Ấn; Đinh hỏa là Thương, Đinh hỏa khắc chế Quan tinh, mừng có Nhâm quý Ấn chế Thương để hộ Quan, nên nói sanh Ấn để hộ Quan vậy.

Ấn mừng gặp Quan sát tương sanh, Kiếp tài hộ Ấn, Giáp lấy Nhâm quý làm Ấn, Mậu kỷ làm Tài, kị Tài phá Ấn, có Tỷ kiếp chia Tài, tức vì thế hộ Ấn vậy.

Thực thần do ta sanh giả ra, hỉ thân vượng tương sanh. Sanh Tài để hộ Thực là, ví như Giáp lấy Bính hỏa làm Thực, Kỷ thổ làm Tài, Nhâm Quý làm Ấn, Thực thần kị bị Ấn chế, có Tài phá Ấn, tức vì thế hộ Thực vậy (thượng lấy Giáp là lệ, loại thôi).

Tài Quan Ấn lấy phối hợp âm dương theo chiều thuận, thực thần lấy đồng tính tương sanh theo chiều thuận, theo đường chánh mà phò trợ hay ức chế, vì thế nên khéo thuận dụng vậy.

Thất sát tức là khắc mà cùng tính (như dương kim khắc dương mộc, âm kim khắc âm mộc), tính cường bạo. Thân Sát tương quân, nên được chế phục.

Tài có thể tiết bớt Thực để sanh Sát, Ấn có thể chế Thực để hộ Sát, nên nói sát kị tài ấn tư phò là vậy.

Thương quan tức là tương sanh mà khác tính, nhật nguyên nhược, mừng có ấn chế phục thương quan, nhật nguyên cường, hỉ thương quan sanh tài; tài có thể tiết bớt khí của thương quan chi, tức vì thế hóa thương vậy.

Dương nhận hỉ quan sát là như, nhật nguyên gặp ngôi vượng, chỉ đối với 5 can dương, nên gọi là dương nhận. Cực vượng không có ức chế, tất đầy quá thì phải bị đổ, nên nói mừng gặp quan sát chế phục.

Nguyệt kiếp là nguyệt lệnh lộc kiếp, nhật nguyên đắc giờ lệnh khí, tối hỉ quan vượng.

Nên dùng Tài, tức là nên lấy Thực thương làm chìa khóa, lấy Thực hóa Kiếp, chuyển sang sanh Tài.

Dùng Sát tất thân sát đều đình, nên dùng Thực chế.

Các phép ấy đều là lấy phò trợ hay ức chế tháng lệnh làm dụng, chẳng thiện nên phải nghịch dụng vậ

Nguyên văn: Đời nay chẳng biết chuyên chú đề cương, xem hỉ kị hết thảy đều quy về nguyệt lệnh, rồi mới xem can chi tứ trụ, thậm chí thấy chánh Quan bội Ấn, chính là Quan Ấn song toàn, lại đi luận như Ấn thụ dùng Quan vậy; thấy Tài thấu Thực thần, chẳng lấy Tài gặp Thực sanh, mà cho là Thực thần sanh Tài, lại luận như Thực thần sanh Tài; thấy Thiên ấn thấu Thực, chẳng lấy tiết thân làm đẹp, lại cho là Kiêu thần đoạt Thực, nên dùng Tài chế, lại đi luận như Thực thần gặp Kiêu; thấy Sát gặp Thực chế mà lại lộ Ấn thì, chẳng chịu lấy khử Thực hộ Sát, mà cho là Sát Ấn tương sanh, lại đi luận như Ấn thụ gặp Sát; đến như Sát cách gặp Nhận, chẳng lấy Nhận giúp thân chế Sát, mà cho là lấy Thất sát chế Nhận, lại đi luận như Dương nhận lộ Sát. Đó đều do chẳng thông nguyệt lệnh mà luận bậy vậy.

Từ chú:

Chánh quan bội Ấn tức là nguyệt lệnh chánh Quan, hoặc dùng Ấn hóa Quan, hoặc gặp phải Thực thương cản trở Quan nên phải lấy Ấn chế Thực thương để hộ Quan vậy.

Ấn thụ dụng Quan tức là nguyệt lệnh Ấn thụ, nhật nguyên nhờ Ấn tư sanh mà vượng, can thấu 1 Quan, mà Quan có Tài sanh, là Quan thanh Ấn chánh, Quan Ấn song toàn, tuy đều có Quan Ấn, nhưng đeo Ấn nên kị Tài phá Ấn. Ấn thụ dùng Quan cũng mừng gặp Tài sanh Quan, nhưng phép dùng tiệt nhiên bất đồng vậy.

Tài thấu Thực tức là nguyệt lệnh là Tài, thêm can thấu Thực thần, nhờ đó mà hóa Kiếp hộ Tài.

Thực thần sanh Tài tức là nguyệt lệnh là Thực thần, gặp Tài tất khí Thực thần lưu thông, kị gặp Kiếp.

Thiên ấn thấu Thực tức là nguyệt lệnh Thiên ấn tư sanh nhật nguyên, Thực thần tiết thân làm đẹp, kị gặp Tài tinh.

Thực thần gặp Kiêu tức là nguyệt lệnh Thực thần, 1 chi gặp Kiêu, là Kiêu thần đoạt Thực, nên dùng Tài chế Kiêu để hộ Thực.

Sát gặp Thực chế được Ấn lộ là nguyệt lệnh gặp Sát, bị chi Thực thần chế thái quá, lộ Ấn thì khử Thực hộ Sát.

Ấn thụ gặp Sát tức là nguyệt lệnh Ấn thụ mà Ấn khinh, mừng gặp Sát để sanh Ấn, vậy là Sát Ấn tương sanh.

Sát cách gặp Nhận tức là nguyệt lệnh Thất sát, nhật nguyên tất suy, may là ngày gặp Nhận, lấy Nhận giúp thân để chống lại Sát vậy.

Dương nhận lộ Sát tức là nguyệt lệnh Dương nhận, nhật nguyên tất vượng, lấy Thất sát để chế Nhận, là Sát Nhận cách vậy.

Thảy đều do chưa từng nhận rõ nguyệt lệnh, nên lộn ngôi chủ khách, tuy sai 1 ly, mà đi 1 dặm vậy. Nay đã rõ những chỗ trên kết hợp xem kỹ thêm ngày chủ vượng hay suy, chớ nên câu chấp.

Nguyên văn: Cũng có khi nguyệt lệnh không có dụng thần thì làm sao? Như mộc sanh Dần Mão, tháng ngày như nhau, chẳng thể lấy vốn là thân làm dụng, tất xem tứ trụ có Tài Quan Sát Thực thấu can hay hội chi, lấy riêng ra mà dùng; đều lấy nguyệt lệnh là chủ, rồi mới tìm dụng, gặp cách gặp lộc tháng kiếp, không dụng tức là dụng thần vậy.

Từ chú: Cách gặp lộc tháng kiếp, không hẳn thân phải vượng, nếu vượng thì hỉ khắc tiết, lấy Tài Quan Sát Thực là dụng; nếu nhược thì hỉ phò trợ, tức lấy ấn kiếp làm dụng. Như vậy dụng thần tuy không có ở nguyệt lệnh, nhưng mấu chốt chọn lấy dụng thần, tất tại nguyệt lệnh, gọi là khí nguyệt lệnh đương vượng nắm quyền hành trước tiên, rồi mới phối thêm các thần khác vậy.

Thất, luận hình xung hội hiệp giải pháp

0

Thất, luận hình xung hội hiệp giải pháp (P.1)

Nguyên văn:

Hình tức là tam hình dã, Tí Mão Tỵ Thân các loại. Xung tức là lục xung, Tí Ngọ Mão Dậu các loại, hội tức là tam hội như Thân Tí Thìn các loại. Hợp tức là lục hợp, Tí với Sửu hợp các loại. Tuy tất thảy đều lấy phân chia ra theo địa chi mà nói, chia thành các hệ ý đối nhau. Tam phương hội là ý của bằng hữu. Đối xứng thì hợp là ý của láng giềng ta. Đến như tam hình hai dãy, như chị dâu em chồng, tuy không biết, với mệnh lý cũng không có hại.

Từ chú:

Tam hình có Tí Mão tương hình, Dần Tỵ Thân tương hình, Sửu Tuất Mùi tương hình, Thìn Ngọ Dậu Hợi tự hình. Hình tức là, số đến cực đầy thì vơi bớt. “Âm phò kinh” có câu: có tam hội sanh ra tam hình, do lục hại mà sanh ra lục hợp (xem lại quyển đầu). Thân Tí Thìn tam hợp đối chọi cùng Tỵ Ngọ Mùi, tất Tỵ hình Dần, Ngọ gặp Ngọ tự hình, Tuất hình Mùi. Tỵ Dậu Sửu tam hợp đối chọi cùng Thân Dậu Tuất, tất Tỵ hình Thân, Dậu gặp tự hình, Sửu hình Tuất. Hợi Mão Mùi tam hợp đối chọi cùng Hợi Tí Sửu, tất Hợi gặp Hợi tự hình, Mùi khinh lờn Sửu. Các nhà giải thích bất nhất, duy theo thuyết này là xác đáng nhất.

Lục xung là cung đối nghịch với mình, như Tí và Ngọ, Sửu và Mùi, Mão Thìn với Dậu Tuất, Dần Tỵ với Thân Hợi. Thiên can cách 7 ngôi tất là sát, địa chi cách 7 ngôi tất là xung. Xung là khắc vậy.
Lục hợp là Tí Sửu hợp chẳng hạn, như ngày tháng tương hợp. Mặt trời mọc từ trái sang phải, mặt trăng hiện từ phải sang trái, thuận nghịch mà gặp nhau sanh ra lục hợp.

Tam hợp lấy tứ chánh làm chủ. Tứ chánh là Tí Ngọ Mão Dậu tức là 4 cạnh khảm ly chấn đoài. 4 góc tứ sanh theo tứ chánh mà lập ra cục như Mộc sanh ở Hợi, vượng ở Mão, mộ ở Mùi, gọi là Hợi Mão Mùi hội Mộc cục. Hỏa sanh ở Dần, vượng ở Ngọ mộ ở Tuất, gọi là Dần Ngọ Tuất hội Hỏa cục. Kim sanh ở Tỵ, vượng ở Dậu, mộ ở Sửu, gọi là Tỵ Dậu Sửu hội Kim cục. Thủy sanh ở Thân, vượng ở Tí, mộ ở Thìn, gọi là Thân Tí Thìn hội Thủy cục. Xem lại phần nhập môn.

Tam hình, lục xung, lục hại, ngũ hợp, lục hợp, tam hợp, nói chung Hình và Hại kém quan trọng hơn. Còn như thiên can ngũ hợp, địa chi lục hợp, tam hợp và lục xung, rất quan trọng. Bát tự biến hóa đều từ đó mà ra, nên nhớ để ý.

Tam hợp lấy đủ 3 chi mới thành cục. Như có Dần Ngọ hoặc Ngọ Tuất là bán Hỏa cục, Thân Tí hoặc Tí Thìn là bán là Thủy cục. Còn như chỉ có Dần Tuất hoặc Thân Thìn, tất chẳng thành cục.

Tam hợp lấy tứ chánh làm chủ. Nếu như chi Dần Tuất thêm can Bính Đinh, chi Thân Thìn thêm can Nhâm Quý, thì cũng có thể thành cục, vì Bính Đinh tức là Ngọ, Nhâm Quý tức là Tí vậy.

Lại như Dần Tuất hội, không Ngọ nhưng có Tỵ, Thân Thìn hội, không Tí nhưng có Hợi, cũng có cái ý hội hợp. Vì Tỵ là lộc của hỏa, Hợi là lộc của thủy, so với Ngọ Tí cùng 1 loại.

Kim mộc cũng thế mà luận. Đó là những biến thể của hội cục vậy.

Lại như Giáp Tí, Kỷ Sửu là thiên địa hợp, tức lấy Giáp hợp Kỷ, Tí hợp Sửu vậy.

Như Bính Thân, Tân Mão, cũng có thể là thiên địa hợp, vì Thân tức là Canh, Mão tức Ất, Ất Canh hợp vậy.

Lại như Giáp Ngọ, Nhâm Ngọ, trong Ngọ tàng Kỷ, có thể hợp Giáp, trong Ngọ tàng Đinh, có thể hợp Nhâm.

Tân Tỵ, Quý Tỵ, trong Tỵ tàng Bính Mậu, có thể hợp Tân Quý, đó là những ca tương hợp trên can hay dưới chi.

Lại như tháng Tân Hợi ngày Đinh Tỵ, trong Hợi có Nhâm, khả lấy hợp Đinh, trong Tỵ có Bính, khả lấy hợp Tân. Như vậy gọi là tương hợp qua lại vậy.

Đây là những biến thể của lục hợp (Xem đính chính “tích thiên tủy chinh nghĩa ” tiết thiên hợp địa).

Nguyên văn: Trong bát tự có hình xung đều không tốt, như có tam hợp lục hợp có thể giải được. Giả như Giáp sanh tháng Dậu, gặp Mão tất xung, may có chi Tuất, tất Mão cùng Tuất tham hợp mà quên xung; có Thìn, tất Dậu Thìn hợp mà quên xung; có Hợi và Mùi, tất Mão cùng Hợi Mùi hợp mà quên xung; có Tỵ và Sửu, tất Dậu với Tỵ Sửu hội nhi bất xung. Nhờ hội hợp mà khả lấy giải được xung vậy. Lại như Bính sanh tháng Tí, gặp Mão tất hình, như may chi có Tuất, tất Mão cùng Tuất tham hợp mà quên hình; có Sửu, tất Tí và Sửu hợp mà quên hình; có Hợi với Mùi, tất Mão với Hợi vị hội mà quên hình; có Thân và Thìn, tất Tí và Thân Thìn hội mà quên hình. Nhờ hội hợp mà khả lấy giải được hình vậy.

Từ chú: Hội hợp khả lấy giải được hình xung, hình xung cũng khả lấy giải tan hội hợp. Vậy nên xét kỹ địa vị cùng tính chất của chi xem thế nào, xung mà không có lực, kể như không xung, pháp dùng nên linh hoạt, không nhất định theo 1 phương thức. Lại như xung hay khắc, kề bên là khắc, ở xa đến là xung, như chi năm và chi giờ là xung. Ví dụ như:

Thí dụ 1)

 

Thực Thực nhật chủ t.Tài
Nhâm Nhâm Canh Giáp
Ngọ Thìn Thân

Trụ của con trai Chủ tịch Thiểm tây Thiệu Lực. Nhờ Thân Tí Thìn hội mà giải được Tí Ngọ xung.

Thí dụ 2)

t.Tài Sát nhật chủ t.Tài
Đinh Kỷ Quý Đinh
Tỵ Dậu Mão Tỵ

Trụ của Chiết giang đốc quân Dương Thiện Đức chi tạo. Nhân Mão Dậu chi xung mà giải Tỵ Dậu hội.

Thí dụ 3)

 

c.Tài Sát nhật chủ Thương
Mậu Tân Ất Bính
Ngọ Dậu Mão Tuất

Trụ của Lục Vinh đình chi tạo. Nhờ Mão Tuất hợp mà giải Mão Dậu xung.

Thí dụ 4)

 

Kiêu Tỉ nhật chủ Tỉ
Giáp Bính Bính Bính
Dần Thân

Trụ của nhà buôn muối Chiết giang Chu Tương Linh. Dần Thân xung mà giải Tí Thân hội.

Nguyên văn: Lại có khi nhờ giải mà phản cách trở thành hình xung là sao? Giả như Giáp sanh tháng Tí, chi gặp 2 Mão tương tịnh, 2 Mão không hình 1 Tí, như chi lại có thêm Tuất, tất tuất và mão, vốn là giải hình, nhưng hợp mất 1 Mão, tất 1 hợp mà 1 hình vậy, vậy là giải mà phản cách thành hình xung.

Từ chú: Nhân giải mà phản cách thành hình xung, tứ trụ vốn có thể không bị xung, nhân hội hợp mà phản cách thành hình xung. Không có lệ nhất định:

Thí dụ 5)

Tỉ Kiêu nhật chủ t.Tài
Bính Giáp Bính Canh
Ngọ Ngọ Dần

Trụ của Trương Quốc Cam. 1 Tí không xung 2 Ngọ, nhân vì Dần Ngọ hội, lại khiến cho Tí Ngọ xung.

Thí dụ 6)

Tỉ Sát nhật chủ Tỉ
Nhâm Mậu Nhâm Nhâm
Ngọ Thân Dần Dần

Trụ của Trương Kế. Nhân giờ năm Dần Ngọ hội khiến cho tháng ngày Dần Thân xung. Dần Ngọ xa cách, vốn lý là không thể hội hợp, nhưng gặp xung khiến có thể hợp được.

Thí dụ 7)

 

Thương Thực nhật chủ Thực
Quý Nhâm Canh Canh
Mùi Tuất Tuất Thìn

Trụ của Mao Tổ Quyền. 1 Mùi không hình 2 Tuất, vốn là không luận là hình, nhân vì Thìn Tuất xung khiến cho dẫn Tuất Mùi trở thành hình.

Thí dụ 8)

 

Quan Sát nhật chủ Thực
Nhâm Quý Đinh Kỷ
Thìn Mão Dậu Dậu

Trụ của Triệu Quan Đào. 1 Mão không xung 2 Dậu, vì gặp Thìn Dậu hợp, khiến cho Mão Dậu trở thành xung, giống như trụ của Trương Kế ở trên.

 

Nguyên văn: Lại có khi hình xung mà hội hợp không thể giải nổi là sao? Giả như năm Tí tháng Ngọ, ngày đóng ở Sửu, Sửu với Tí hợp, vốn có khả năng giải được xung, nhưng giờ gặp Tỵ Dậu, tất Sửu cùng Tỵ Dậu hội khiến Tí lại xung Ngọ; năm Tí tháng Mão, ngày đóng ở Tuất, Tuất Mão hợp, vốn khả lấy giải được hình, nhưng giờ gặp Dần hoặc Ngọ, tất Tuất cùng Dần Ngọ hội, khiến Mão lại hình Tí. Như thế là hội hợp không thể giải nổi hình xung vậy.

Từ chú: Hình xung mà hội hợp không giải nổi, vốn là có hội hợp khả lấy giải được hình xung nhưng vì hội hợp bị xé lẻ, khiến bị hình xung lại, hoặc nhân 1 hình xung khác mà dẫn khởi hình xung ban đầu, cũng không có lệ nhất định.

Thí dụ 9)

 

Tỉ Kiêu nhật chủ Ấn
Đinh Ất Đinh Giáp
Hợi Tỵ Dậu Thìn

Trụ của đốc biện chiêu thương Triệu Thiết Kiều. Thìn Dậu hợp, khiến cho Tỵ Hợi xung.

Thí dụ 10)

Thực Tỉ nhật chủ t.Tài
Bính Giáp Giáp Mậu
Ngọ Tuất Thìn

Trụ của Lục Tông Dư. Ngọ Tuất hội vốn có thể giải Tí Ngọ xung, nhân vì Thìn Tuất xung nhau, khiến cho Tí Ngọ xung trở lại.

Thí dụ 11)

Kiếp Ấn nhật chủ Tỉ
Ất Quý Giáp Giáp
Sửu Mùi Ngọ

Trụ của Diệu Lâm. Ngọ Mùi hợp vốn là có thể giải Sửu Mùi xung, nhân vì Tí Ngọ xung nhau, khiến cho Sửu Mùi xung trở lại.

Nguyên văn: Lại cũng có khi lấy hình xung giải được hình xung là sao? Tứ trụ gặp hình xung vốn chẳng tốt, như dụng thần bị hình xung rất là phá cách, may là hình xung bị xé lẻ, giải được nguyệt lệnh bị hình xung. Giả như Bính sanh tháng Tí, Mão vốn hình Tí, như chi may lại gặp thêm Dậu, tất Mão lại cùng Dậu xung mà không hình Quan ở nguyệt lệnh nữa. Giáp sanh tháng Dậu, ngày Mão là xung, như giờ gặp Tí, tất Mão cùng Tí hình, nên nguyệt lệnh Quan tinh, tuy bị xung mà xung không có lực, tuy thoát được hình xung, nhưng chẳng khỏi hình khắc lục thân, chỉ giữ được Quan ở tháng không bị phá thôi.

Từ chú: Như thế là lấy hình xung để giải hình xung vậy. Chỉ riêng khi lấy hình xung để giải nguyệt lệnh bị hình xung, có khi lấy xung mà giải, cũng có khi lấy hội mà giải, không có lệ nhất định.

Thí dụ 12)

Tỉ Kiếp nhật chủ c.Tài
Đinh Bính Đinh Canh
Hợi Ngọ Mão

Nhân Tí Mão hình, mà giải được Tí Ngọ xung vậy. Là trụ của ông bạn họ Trần.

Thí dụ 13)

Thương c.Tài nhật chủ Kiếp
Giáp Bính Quý Nhâm
Tuất Mão Tuất

Nhân vì Mão Tuất hợp, mà giải được Tí Mão hình. Là trụ của tổng trưởng hải quân Đỗ Tích Khuê.

Nguyên văn: Đại loại như vậy, học nên biết biến hóa thêm mà dùng.

Từ chú: Mệnh lý biến hóa, không ngoài lẽ can chi hội hợp hình xung, học giả theo đó mà xét rõ, người mới học, chưa thể thoát khỏi công thức. Chừng biến hóa giỏi rồi, không có số trường hợp, ví dụ như:

Thí dụ 14)

Ấn Thực nhật chủ Ấn
Canh Ất Quý Canh
Thìn Dậu Mão Thân

Trụ của Viện phó viện hành chánh Khổng Tường Hi. Mão Dậu xung, tự giải Thìn Dậu hợp, may là trong Thân tàng Canh, cùng với Ất tàng trong Mão ám hợp, nhân ám hợp mà giải xung, toại thành quý cách.

Có khi cùng ngôi vị, nhân vì tính chất địa chi khác nhau, mà có khi giải được có khi không giải được. Như:

Thí dụ 15)

Sát Thương nhật chủ Quan
Đinh Nhâm Tân Bính
Dậu Dần Tỵ Thân

Dậu Tỵ hội, nhân vì bị Dần mộc ngăn cách nên không thành cục; Dần Thân xung, cũng nhân vì bị Tỵ hỏa ngăn cách nên không bị xung; Tỵ Thân vừa hình thêm hợp, loại bỏ Canh kim ở Thân, khiến Dần mộc không bị thương tổn, công dụng của Tài Quan không bị thương tổn, tiện cách thành quý cách. Trích từ ” Thần phong thông khảo “.

 

Thí dụ 16)

t.Tài Kiếp nhật chủ Quan
Tân Bính Đinh Nhâm
Mùi Thân Hợi Dần

Hợi Mùi cách ngôi Thân, không thể thành cục; Dần Hợi hợp, tự có thể giải Dần Thân xung, chẳng may Thân kim nắm lệnh, Nhâm Giáp trong Hợi hưu tù, không thể giải kim mộc tranh nhau; Dù Đinh Nhâm Dần Hợi thiên địa hợp chỉ là giả hóa, vượng kim thương mộc, hóa khí phá cách. Là trụ của hoàng đế Quang Tự nhà Thanh.

Lại nói tứ trụ có hình xung đều là xấu, nhiều khi chưa hẳn là thế. Hỉ dụng bị xung, tất là chẳng tốt, kị thần bị xung, tất trở thành cách, 1 lời không nói hết. Cứ như ví dụ sau:

Thí dụ 17)

 

Kiếp Quan nhật chủ Sát
Tân Đinh Canh Bính
Mão Dậu Ngọ

Sát Nhận cách. Thiên can Đinh hỏa chế Tân, sát vượng kiếp khinh, hỉ Tí xung Ngọ, khiến hỏa chẳng thương tổn kim, Dậu xung Mão, khiến mộc không trợ sát, nhờ 2 xung mà rất đắc dụng. Là trụ của hoàng đế Càn Long nhà Thanh.

Thí dụ 18)

Thương Ấn nhật chủ Thực
Mậu Giáp Đinh Kỷ
Thìn Dần Mão Dậu

Dần Mão Thìn khí tụ đông phương thêm thấu Giáp, Ấn tinh quá vượng, may giờ Dậu xung Mão, bớt chỗ dư, hết thái quá, vừa đủ thành tốt. Là trụ của Chủ tịch quốc khố Lâm Sâm. Nếu như gặp giờ Mậu Thân cũng vậy, không luận Thân hay Dậu, dụng thần đều là lấy Tài tổn Ấn, nhưng mượn riêng ví dụ này để làm rõ cái lý hình xung hội hợp vậy.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Lục, luận thập can đắc thời bất vượng thất thời bất nhược

0

Sách có câu, đắc thời đều luận vượng, thất thời xem là suy, tuy lý là vậy, cũng chỉ là cái phép chết

Khá nên xem xét linh hoạt. Khí ngũ hành lưu hành tứ thời, tuy các ngày can đều chuyên lệnh khác nhau, kỳ thật trong cái chuyên lệnh ấy còn có tịnh tồn hay giả tại. Giả như xuân mộc nắm lệnh, giáp ất tuy vượng, như gặp mậu kỷ hưu tù ở trụ giờ, sao còn đẹp nổi. Gặp lúc thóai riêng, chẳng thể tranh tiên, kỳ thật thổ mùa xuân có bao giờ chẳng sanh vạn vật đâu, mặt trời mùa đông có bao giờ không chiếu vạn quốc?

Khí ngũ hành ở 4 mùa chẳng lúc nào không có sẳn, chỉ riêng khác nhau ở vượng tướng hưu tù mà thôi

Thí dụ như mộc vượng ở xuân, mà kim thủy hỏa thổ cũng chẳng tuyệt tích. Chỉ không đắc thời mà thôi. Như không đắc thời có phân biệt. Như hỏa được sanh khí, tuy trước mắt đang lúc tiềm phục, khí tượng bùng bùng, gọi là tướng; kim thổ tuy tuyệt nhưng cũng là khí tương lai, thủy là khí vừa lui, đương lúc nghĩ ngơi, tuy chẳng đương lệnh, nhưng tác dụng đâu đã mất hết. Ví như quân nhân giải ngũ, quan lại trí nhân, tuy lui về điền dã, nhưng có thể lực vẫn y nhiên tồn tại, một mai tập hợp, tác dụng không khác. Nên dù thất thời cũng chẳng thể bỏ mà không luận đến.

Huống chi bát tự tuy lấy nguyệt lệnh làm trọng, là vượng tướng hay hưu tù, năm tháng ngày giờ, cũng có quyền thêm bớt, cho nên sanh chẳng được nguyệt lệnh nhưng gặp lộc vượng ở năm, giờ, sao suy được? Không nên chấp nhất mà luận. Giống như mộc mùa xuân tuy cường, gặp kim thái trọng thì mộc cũng bị nguy. Can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, không có hỏa chế sao giàu nổi, gặp thêm thổ sanh tất chết yểu, vì thế đắc thời mà chẳng vượng. Thu mộc tuy nhược, mộc có căn thâm thì cũng cường. Can Giáp Ất thêm chi Dần Mão, gặp Quan thấu cũng thọ nổi, gặp thủy sanh thì thái quá, ấy là thất thời mà chẳng nhược.

Vượng suy cường nhược 4 chữ, người xưa luận mệnh, thường bị trói buộc hỗ dụng, chẳng biết xem phân biệt. Suy cho cùng thì đắc thời là vượng, thất thời thì suy; phe đảng nhiều thì cường, cô thế ít được giúp là nhược. Cũng có khi tuy vượng mà nhược, tuy suy mà cường, xem xét phân biệt sẽ tự rõ lý ấy. Xuân mộc, hạ hỏa, thu kim, đông thủy, là đắc thời, thêm tỉ kiếp ấn thụ thông căn phò trợ thì phe đảng nhiều.

Giáp Ất mộc sanh ở tháng Dần Mão, đắc thời vượng; can Canh Tân thêm chi Dậu Sửu, tất phe đảng kim nhiều, mộc cô thế thì ít được giúp. Can Bính Đinh thêm chi Tỵ Ngọ, tất phe đảng hỏa nhiều, mộc tiết khí qúa nhiều, tuy nắm lệnh cũng chẳng cường.
Giáp Ất mộc sanh ở tháng Thân Dậu, thất thời tất suy, như có Tỷ Ấn trùng điệp, chi năm tháng giờ, lại thông căn Tỷ Ấn, tức là phe đảng nhiều, tuy thất thời mà chẳng nhược. Không riêng gì luận ngày chủ như thế mà hỉ dụng kị thần cũng luận như vậy.

Vì thế bất luận thập can hưu tù ở nguyệt lệnh, chỉ cần tứ trụ có căn, cũng thọ nổi tài quan thực thần hay đương đầu thương quan thất sát. Trường sanh lộc vượng thì căn trọng; mộ khố dư khí thì căn nhẹ vậy. Thiên can đắc (được) 1 Tỷ kiên không bằng được 1 chi mộ khố, như Giáp gặp Mùi, Bính gặp Tuất, đại loại như vậy. Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, chẳng luận vậy được, vì trong Tuất chẳng tàng mộc, trong Sửu không tàng hỏa. Được 2 Tỷ kiên không bằng được 1 chi dư khí, như Ất gặp Thìn, Đinh gặp Mùi, đại loại như vậy. Được 3 Tỷ kiên không bằng được 1 chi trường sanh lộc nhận, như Giáp gặp Hợi Tí Dần Mão, đại loại như vậy. Âm trường sanh chẳng luận vậy được, như Ất gặp Ngọ, Đinh gặp Dậu, đại loại như vậy, như xét rõ căn thì Tỷ được 1 dư khí. Tỷ kiếp như bạn bè giúp đỡ, thông căn như vợ chồng ở với nhau vậy; can nhiều không bằng căn trọng, lý cố nhiên là vậy.

Tiết này luận rõ. Mộ khố là khố của vốn là thân, như Mùi là mộc khố, Tuất là hỏa khố, Thìn là thủy khố, Sửu là kim khố. Như không có thì lấy trường sanh lộc vượng hay dư khí mà dùng cũng vậy. Thìn là dư khí của mộc, Mùi là dư khí của hỏa, Tuất là dư khí của kim, Sửu là dư khí của thủy. 20 ngày sau Thanh minh, Ất mộc do nắm lệnh, khinh mà chẳng khinh, gặp thổ vượng lại dày, tất khinh; nên khá có thêm 1 Tỷ kiếp nữa. Nhược Ất gặp Tuất, Đinh gặp Sửu, khố chẳng có dư khí, không luận thông căn được. Kịp đến như âm gặp trường sanh, không luận trường sanh được, lại như có căn, hay có 1 dư khí vân vân, như thật rõ được lý sanh vượng mộ tuyệt, sẽ chẵng thấy mâu thuẫn. Mộc tới Ngọ, hỏa tới Dậu, đều là tử địa, sao là có căn được? (xem chương luận âm dương sanh tử)

Cứ câu nệ vào tục thuyết là không phải vậy. Tỷ kiếp như bạn bè, thông căn như vợ chồng, dù có Tỷ kiếp giúp mà thông căn tất giúp mà chẳng thật. Thí dụ như 4 Tân Mão, kim chẳng thông căn, 4 Bính Thân, hỏa chẳng thông căn, tuy thiên nguyên khí, nhưng vẫn luận là nhược. Tóm lại can nhiều không bằng chi trọng, khi thông căn chi, lại lấy chi của nguyệt lệnh là tối trọng.

Thời nay chẳng biết mệnh lý gặp thủy mùa hạ, hỏa mùa đông, chưa coi có thông căn không đã cho là nhược. Lại thêm như can dương gặp khố, như Nhâm gặp Thìn, Bính gặp Tuất, chẳng lấy mừng thủy hỏa thông căn khố của mình, thậm chí còn cầu cho hình hay xung khai. Những thứ luận sằng bậy ấy ắt nên nhất thiết quét bỏ.

Từ trước tới nay bàn mệnh lý có 5 môn: Lục nhâm, Kỳ môn, Thái ất, Hà lạc, Tử vi đẩu số, nhưng khi dùng nạp âm, tinh thần cung độ, quái lý có khác nhau. Tử Bình dùng ngũ hành bình mệnh, cùng 1 loại ấy. Thuật giả chẳng rõ nguồn gốc, kéo bên đông giựt bên tây, miễn cưỡng khiên hợp, nghe lời sai trái, truyền đi sai trái, cũng chẳng làm lạ gì, như Tử Bình đã lấy ngũ hành làm căn cứ để bình mệnh, tất biến hóa thế nào cũng chẳng lìa gốc là lý ngũ hành. Lấy lý luận phối hợp củng thực tế, tất không còn chỗ đứng cho những thứ sách hay lý luận sằng bậy vậy.

 

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Ngũ, luận thập can hiệp nhi bất hiệp

0

Ngũ, luận thập can hợp và không hợp

Nguyên văn:

Ý nghĩa 10 can hóa hợp, thiên trước có nói rõ, nhưng mà cũng có hợp và không hợp là tại sao?

Từ chú:

Thập can tương phối, không phải đều là hợp cả sao; đã hợp rồi, không phải đều có thể hóa cả sao. Thiên trước luận 10 can tương phối mà hợp, vốn là này luận 10 can phối mà không hợp. Học giả nên xét kỹ. Rõ cái nghĩa hóa riêng.

Nguyên văn: Ở giữa có cái khác chen vào, thí dụ như người đây đấy tương hảo, mà có người khác theo ở giữa, tất không thể chơi với nhau được. Thí dụ như Giáp Kỷ hợp, mà ở giữa Giáp Kỷ, có Canh chia cách, tất Giáp sao có thể vượt qua được Canh khắc mà đến hợp với Kỷ chứ? Phép đã như vậy, hợp mà chẳng dám hợp, có cũng như không.

Từ chú: Bị chia cách, tất không thể luận hợp, tuy nhiên bị chia cách chưa chắc là phải khắc chế, như:
Thí dụ 1)

Quan Kiêu nhật chủ Kiếp
Giáp Đinh Kỷ Mậu
Mão Hợi Thìn

Giáp Kỷ hợp có Đinh ở giữa, tất Giáp mộc sanh hỏa rồi hỏa sanh thổ, bởi vậy lấy Ấn hóa Quan. Là trụ của Tân cương Dương Tăng Tân đô đốc.

Thí dụ 2)

Kiêu Ấn nhật chủ c.Tài
Quý Nhâm Ất Mậu
Tỵ tuất Tỵ dần

Mậu Quý hợp gặp Ất chia cách, ấy là không hợp nổi, vậy nên Tài cục mới có thể dùng Ấn. Là trụ của Chiết Giang Công lộ Cục trường Chu Có Khanh. (Xem tiết dùng tài ấn)

Nguyên văn: Lại như cách ngôi quá xa, như Giáp ở can năm, Kỷ ở can giờ, tâm ý hợp nhau, ngôi tất xa cách, như người trời nam kẻ đất bắc, không thể tương hợp với nhau. Như ở giữa gặp chế chẳng dám đến hợp, có chút khác nhau, hợp mà không thể hợp nổi, là bán hợp vậy, là họa hay phúc là coi ở địa chi.

Từ chú: Cách ngôi quá xa, tất hiệu dụng của hợp giảm thiểu, có lúc nguyên lực ban đầu bị mất là hỷ. Cũng có lúc nguyên lực ban đầu không bị mất là hỷ. Hoặc tuy xa cách nhưng vẫn luận là hợp, thảy đều lấy theo cách cục phối hợp. Như:

Thí dụ 3)

Kiếp Tỉ nhật chủ Sát
Đinh Bính Bính Nhâm
Mão Ngọ Thìn

Sát Nhận cách, lấy Sát chế Nhận làm dụng. Đinh Nhâm tương hợp, vì xa cách, Nhâm Sát chẳng mất tác dụng, nên Sát Nhận cách lập thành. Là trụ của Long Tế Quang.

Thí dụ 4)

Ấn Kiêu nhật chủ c.Tài
Ất Giáp Đinh Canh
Dậu Thân Tỵ Tuất

Ất Canh tương hợp, thông khí nguyệt lệnh, tuy xa cách nhưng hợp, lấy Canh bửa Giáp dẫn Đinh làm dụng. Là trụ của Trương Diệu Tằng (ở giữa ất canh có đinh hỏa ngăn cách, nên xem lại thêm tiết trước).

 

Nguyên văn: Lại có hợp mà không bị thương khắc, là sao? Như Giáp sanh Dần Mão, tháng giờ thấu 2 Tân Quan, lấy năm Bính hợp tháng Tân, thì là hợp mất 1 lưu lại 1, Quan tinh phản khinh. Hay như Giáp gặp nhận ở tháng, Canh Tân đều thấu, Bính với Tân hợp, hợp mất Quan lưu lại Sát, nên Sát Nhận y nhiên thành cách, đều là hợp lại mà không bị thương khắc.

Từ chú: Hai Quan đều thấu, gọi là trọng quan; hai Sát đều thấu, gọi là trọng sát. Hợp một lưu lại một, nhân phản mà thành cách. Như Quan Sát đều thấu tức là hỗn tạp, hợp mất Quan lưu lại Sát, hoặc hợp mất Sát lưu lại Quan, phản cách thành thanh. Như:

Thí dụ 5)

Kiếp Sát nhật chủ Sát
Tân Bính Canh Bính
Dậu Thân Tuất

Là trụ của Bắc dương lãnh tụ Vương Sĩ Trân. Tân hợp Bính sát, hợp 1 lưu 1, tức thì tự nhiên thành cách Sát Nhận.

Thí dụ 6)

Sát Thực nhật chủ Quan
Nhâm Mậu Bính Quý
Dần Thân Dần Tỵ

Lại như hợp Quan lưu Sát. Theo ” tam mệnh thông hội ” lấy hợp làm lưu, bị khắc mà mất, như trụ này có can mậu khắc nhâm hợp quý, gọi là khứ sát lưu quan, các nhà giải thích khác nhau.

Cứ như hợp mà không bị thương khắc tất hợp, bỏ 1 giữ lại 1, hoặc khắc mất đi, hoặc hợp cho mất đi, các ý ấy đều như nhau.
Như trụ của chủ tịch Lâm Sâm:

Thí dụ 7)

Thương Ấn nhật chủ Thương
Mậu Giáp Đinh Mậu
thìn dần mão thân

Mậu thổ Thương quan, năm giờ đều thấu, dùng Giáp khắc mất Thương quan ở năm, mà giữ lại Thương quan ở giờ, khả để sanh Tài tổn Ấn, cách cục phản thanh, các ý đó đều là một. Không có Thực thương tất Tài không có căn, như đều thấu tất hiềm trọng, bỏ một giữ lại một, vừa đúng thành cách.

 

Nguyên văn: Lại có khi hợp mà không luận hợp, là sao? Như hợp với vốn là thân thì: 5 can dương gặp tài, 5 can âm gặp ngộ quan, đều là tác hợp, chỉ duy có vốn là thân thập can hợp, không phải là bị hợp mất. Giả như Ất lấy Canh làm Quan, ngày can là Ất, cùng Canh tác hợp, tức là hợp với Quan của mình. Hợp mất là sao? Như can năm Canh, can tháng Ất, tất can tháng Ất tới trước hợp mất Canh, thành ra ngày can không thể hợp được, vậy là bị hợp mất. Lại như nữ lấy Quan là chồng, ngày Đinh gặp Nhâm, tức là chồng ta đến hợp với ta, chính là chồng vợ tương thân, tình thêm khăng khít. Duy gặp phải tháng Nhâm trước cùng năm Đinh hợp nhau, ngày can dù cũng là Đinh, cũng không thể hợp nổi, tức là phu tinh của mình bị chị em hợp mất, phu tinh tuy thấu mà như không thấu.

Từ chú: Vốn là thân nhật nguyên thì, can nhật nguyên tương hợp, trừ khi hợp hóa làm tính chất bên ngoài thay đổi, đều không luận là hợp. Hợp và không hợp, tác dụng tương đồng, nhưng hợp càng thêm thân thiết. Như:

Thí dụ 8)

Kiếp Quan nhật chủ Kiếp
Mậu Giáp Kỷ Mậu
Tuất Tỵ Thìn

Nguyệt lệnh Thiên tài sanh Quan, Kiếp tài trùng trùng, mừng gặp Giáp Kỷ tương hợp, Quan tinh có tình, chuyên hướng ngày chủ, chế trụ Tỷ kiếp, khiến chúng không thể tranh Tài, như vậy gọi là dùng Quan chế Kiếp hộ Tài vậy. Xem thêm tiết luận tinh thần.

Thí dụ 9)

t.Tài c.Tài nhật chủ Quan
Mậu Kỷ Giáp Tân
Dần Tỵ Dần Hợi

Giáp lấy Kỷ làm Tài; Giáp Kỷ tương hợp, Kỷ thổ là Tài, chuyên hướng ngày chủ vậy. Xem tinh thần tiết.

Bị hợp mất hay hợp lại, các nhà giải thích khác nhau. ” Tam mệnh thông hội ” viết: Gian thần thì, can năm tháng hay giờ. Có câu hợp Quan vong quý, hợp Sát vong tiện. Nhược ngày chủ tương hợp, tất hợp Quan thì quý, hợp Sát thì tiện. Riêng như gian thần tương hợp cũng lại có bị hợp mất hay không mất. Thí dụ Giáp lấy Tân làm Quan, thấu Bính tương hợp, tất bị hợp mất; Giáp lấy Canh làm Sát, thấu Ất tương hợp, tất tuy hợp mà không bị mất. Sách có câu: “Giáp cùng Ất muội làm vợ Canh, tưởng cát hóa hung”. Tương hợp tất Sát chẳng công thân, không phải bị mất là gì. Ất lấy Tân làm Sát. Thấu Bính tất bị hợp mất. Ất lấy Canh làm Quan, tháng can lại thấu Ất lấy làm tương hợp, tất là Quan nhưng còn, không phải bị hợp mất. Duy nếu Quan là dụng thần, tất tình của dụng thần bị phân chia bớt, không chuyên hướng ngày chủ. Như nữ mệnh lấy Quan làm chồng, tất là phu tinh bất chuyên, có thấu cũng như không. Lại như ngày chủ là bản thân tương hợp, sao có thể bị hợp mất được; tuy không thể bị hợp mất, cũng có phân trước sau. Ví dụ như sau:

Thí dụ 10)

Quan Tỉ nhật chủ Ấn
Bính Tân Tân Mậu
Tuất Mão Tỵ Tuất

1 Bính hợp 2 Tân, Quan tinh tuy không bị hợp mất, nhưng dụng thần tình không chuyên.

Thí dụ 11)

Kiếp Kiêu nhật chủ c.Tài
Kỷ Bính Mậu Quý
Dậu Thìn Hợi

Bính hỏa điều hậu là dụng, tiếc là Mậu tương hợp trọn với Quý, ngày chủ có tình, hướng Tài chẳng hướng Ấn, Quý thủy tuy không thể vượt qua Mậu đến khắc Bính, nhưng tình hướng dụng của ngày chủ chẳng chuyên.

 

Nguyên văn: Dụng thần có tình mà chẳng hướng ngày chủ, hoặc ngày chủ có tình mà không hướng dụng thần, đều chẳng tốt.

Lại có thuyết tranh hợp đố hợp là sao? Đại loại như 2 Tân hợp Bính, 2 Đinh hợp Nhâm. Một trai chẳng lấy 2 vợ, 1 gái chẳng gả 2 chồng, bởi vậy có thuyết tranh hợp đố hợp. Dù hợp ý tới đâu đi nữa, nhưng tình chẳng chuyên vậy. Nhưng nếu như 2 hợp 1 mà cách ngôi, tất không thể tranh ghen được. Như canh ngọ, ất dậu, giáp Tí, ất hợi, 2 Ất hợp Canh, cách ngôi Giáp ngày, là trụ của Cao thái úy, nhưng hợp mất Sát mà giữ lại Quan, không bị giảm phúc vậy.

Từ chú: Hai hợp một, tình dụng thần chẳng chuyên, xem ví dụ trên, nếu như cách ngôi tất chẳng phải ngại. Như:

Thí dụ 12)

Ấn Thực nhật chủ Thực
Canh Ất Quý Ất
Thân Dậu Mùi Mão

Hai Ất hợp Canh nhưng cách Quý, không hề tranh ghét, cũng chẳng có thói không chuyên. Là trụ của Chu gia mệnh. Trụ của Cao thái úy hợp mất Sát mà giữ lại Quan, hóa khí trợ Quan, trụ của Chu Ấn cách dùng Thực, đều không bị giảm phúc trạch.

Thí dụ 13)

c.Tài c.Tài nhật chủ Ấn
Quý Quý
Mậu Đinh
Dậu Hợi Tỵ

Hai Quý hợp Mậu, tuy không thể luận hợp, nhưng đã có ý hợp. Là Tài cách dụng lộc tỉ, Tài hướng ngày chủ, gọi là phú cách, lại không gặp tranh ghét hay có thói chẳng chuyên. Là trụ của nhà buôn lớn Vương Mỗ.

Vậy thì vì sao tranh hợp đố hợp? Hãy xét kỹ ngôi. Như:

Thí dụ 14)

Kiếp Quan nhật chủ Quan
Bính Nhâm Đinh Nhâm
Tuất Thìn Mùi Dần

Hai Nhâm giáp Đinh, tức là tranh hợp đố hợp. Như trụ của Cố Trúc Hiên là như vậy.

Thí dụ 15)

Quan Quan nhật chủ Quan
Bính
Bính Tân Bính
Ngọ Thân Mão Thân

Ba Bính tranh hợp một Tân, lại không thể hóa. Là tượng đa phu, mệnh nữ tối kị.

Nguyên văn: Người giờ nay chẳng biết mệnh lý, lấy cái hợp của vốn là thân mà vọng luận được mất; nực cười thêm, sách có câu ” hợp Quan chẳng quý “, cứ thế mà luận, hoặc lấy cái hợp của vốn là thân làm hợp, thậm chí lấy hợp của cái chi chi nữa làm hợp, như thìn dậu hợp, mão tuất hợp, đều cho là hợp quan. Những thứ xằng bậy ấy như đọc truyện tử bình đều bị quét sạch !

Từ chú: Hợp Quan chẳng quý, ” tam mệnh thông hội ” luận rất rõ. Cái gọi là gian thần tương hợp, tất hợp Quan vong quý, hợp Sát vong tiện; còn như ngày chủ tương hợp, tất hợp Quan là quý, hợp Sát là tiện (ngày chủ không hợp Sát) lý ấy rất rõ. Người đời nay không chịu nghiên cứu tử tế, nói bậy lung tung, chẳng lạ gì trăm phát trật cả trăm.

Thập can phối hợp, cũng có hợp hóa và hợp chẳng hóa, sách này chưa luận đến hợp hóa, xin ghi phụ thêm. Vì sao có thể hóa? Như gặp địa chi thông căn thừa vượng vậy. Như trụ của Chu Gia Bảo ở trên, Ất Canh tương hợp chi lâm Thân Dậu, tức là hóa kim; nhật nguyên vốn nhược, được Ấn trợ, nên đủ sức lấy trụ giờ Ất Mão phát tiết cho đẹp làm dụng, gọi là Ấn cách có Thực vậy. Lại như trụ của thượng mỗ bị câm từ nhỏ, canh thân, ất dậu, đinh sửu, canh tuất, cũng là hóa kim, nhưng do hợp hóa mà Ấn bị Tài phá vậy (xem chương tính tình ở trên)

Thí dụ 16)

Kiếp Sát nhật chủ Kiếp
Đinh
Nhâm Bính Đinh
Hợi Dần Dậu

Đinh Nhâm tương hợp, chi lâm Dần Hợi, tất nhiên hóa mộc, lấy Ấn mà luận.

Thí dụ 17)

Quan Thực nhật chủ t.Tài
Quý
Mậu Bính Canh
Tỵ Ngọ Ngọ Dần

Mậu Quý tương hợp, chi lâm Tỵ Ngọ, tất nhiên hóa hỏa, lấy Kiếp mà luận.

Hai trụ trên trích lục ” tích thiên tủy chinh nghĩa ” tiết huynh đệ.

Ngày can tương hợp thì hóa, tức là cách cục hóa khí. Ví dụ như sau.

Thí dụ 18)

Quan c.Tài nhật chủ Thực
Kỷ Đinh
Nhâm Giáp
Mão Mão Ngọ Thìn

Đinh Nhâm tương hợp, sanh tháng Mão, mộc vượng nắm lệnh, chi giờ gặp Thìn, nguyên thần của mộc thấu ra, đây là cách Đinh Nhâm hóa mộc.

Thí dụ 19)

t.Tài Kiêu nhật chủ c.Tài
Mậu Nhâm Giáp
Kỷ
Thìn Tuất Thìn Tỵ

Giáp Kỷ tương hợp, sanh tháng tuất, thổ vượng cầm quyền, dư sức hóa khí; năm mừng được Mậu Thìn, nguyên thần thấu ra, là cách Giáp Kỷ hóa thổ. Trích “Tích thiên tủy chinh nghĩa”.

 

Hóa khí có chân (hóa thật) có giả (hóa giả). Hai trụ trên hóa khí là thiệt, thừa sức hóa khí, còn như ngày căn có mầm của kiếp ấn hay ngày chủ không có căn, thì hóa thần bất túc vậy; lại thêm có khi hợp hóa tuy thật, nhưng gặp gian thần đến tổn thương hóa khí, đều là giả hóa.

Thí dụ 20)

c.Tài Tỉ nhật chủ c.Tài
Kỷ
Giáp Giáp Kỷ
Mão Tuất Tỵ

Hai Giáp 2 Kỷ, đều tự phối hợp, Mão mộc có Tuất thổ hợp, càng thêm không có ngại, hiềm vì Giáp mộc đóng ở Ấn, gọi là giả hóa.

Thí dụ 21)

Thực c.Tài nhật chủ Ấn
Giáp Đinh
Nhâm Tân
Thìn Mão Thìn Hợi

Đinh Nhâm tương hợp, thông khí nguyệt lệnh, hóa thần rất thật, hiềm vì giờ thấu Tân kim, đến tổn thương hóa khí, may là Tân kim không có căn, gọi là giả hóa. Trích lục “Tích thiên tủy chinh nghĩa”.

Hóa thật hay giả, đều nên gặp vận giúp, cách hóa giả, hành vận khử bệnh, cũng như hóa thật; hóa thật chẳng được vượng vận tương trợ, cũng không thể phát triển vậy. Như muốn nghiên cứu thêm, xem “đính chánh tích thiên tủy chinh nghĩa”. Lại như cách cục hóa khí gần thì lấy hóa hợp của 2 can làm hóa khí mà luận, ngoài can chi ra, đều chẳng hóa. Như chẳng xét gần nhau mà câu nệ không có các thuyết hóa khí lung tung, thì can chi tứ trụ gặp can chi hành vận, đều cho là hóa mà luận, thiệt là sai lắm. Hóa thần mừng hành vượng địa, Ấn Tỷ thì tốt đẹp, kị gặp khắc hay tiết khí. Ghi chú thêm nhu vậy, đặng mà khỏi hồ nghi sai lầm.

Thiên can ngũ hợp, mừng được địa chi giúp, mới có thể hóa khí; địa chi tam hội hay lục hợp, Lại được thêm thiên can giúp, mới có thể hội hợp mà hóa. Đứng đầu là khí hậu tháng, rất chi khẩn yếu, như phối hợp can chi tứ trụ, càng nên xem tới. Ví dụ thêm như sau:

Thí dụ 22)

Kiếp Ấn nhật chủ Kiếp
Kỷ Đinh Mậu Kỷ
Tỵ Sửu
Mùi

Tí Sửu tương hợp, nhờ can thấu Mậu Kỷ Đinh hỏa, Tí Sửu hóa thổ mới thành nổi. Thành cách Giá sắc (gặt lúa).

Thí dụ 23)

Sát Quan nhật chủ Sát
Nhâm Quý Bính Nhâm
Sửu Ngọ Thìn

Tí Sửu tương hợp, can thấu Nhâm Quý, chẳng thể luận hóa thổ nổi. Là tượng Sát vượng thân suy.

 

Tham khảo thêm: Can chi hội hợp hóa biểu (“Tử bình tứ ngôn tập dịch”)

Chinh nguyệt tiết (tháng Dần, Lập Xuân)
Đinh nhâm hóa mộc (chánh hóa)
Mậu quý hóa hỏa (thứ hóa)
Ất canh hóa kim (nhất vân ất quy giáp bất hóa)
Bính tân bất hóa (trụ hữu thân Tí thìn khả hóa)
Giáp kỷ bất hóa (mộc thịnh cố bất hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân Tí thìn bất hóa
Tỵ dậu sửu phá tượng
Thìn tuất sửu mùi thất địa

Nhị nguyệt tiết (tháng Mão, Kinh Trập)
Đinh nhâm hóa mộc
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (bất hóa dĩ ất quy giáp gia dã)
Bính tân thủy khí bất hóa
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân Tí thìn bất hóa
Tỵ dậu sửu thuần hình
Thìn tuất sửu mùi tiểu thất

Tam nguyệt tiết (tháng Thìn, Thanh Minh)
Đinh nhâm bất hóa (mộc khí dĩ quá cố bất hóa)
Mậu quý hóa hỏa (tiệm nhập hỏa hương khả hóa)
Ất canh thành hình (thìn thổ sanh kim cố hóa)
Bính tân hóa thủy (thìn vi thủy khố cố hóa)
Giáp kỷ ám tú (chánh hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân Tí thìn hóa thủy
Tỵ dậu sửu thành hình
Thìn tuất sửu mùi vô tín

Tứ nguyệt tiết (tháng Tỵ, Lập Hạ)
Đinh nhâm hóa hỏa
Mậu quý hóa hỏa (chánh hóa)
Ất canh kim tú (tứ nguyệt kim sanh khả hóa)
Bính tân hóa hỏa (hóa hỏa tắc khả, hóa thủy bất khả)
Giáp kỷ vô vị
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân Tí thìn thuần hình
Tỵ dậu sửu thành khí
Thìn tuất sửu mùi bần quản

Ngũ nguyệt tiết (tháng Ngọ, Mang Chủng)
Đinh nhâm hóa hỏa (bất năng hóa mộc)
Mậu quý phát quý (hóa hỏa)
Ất canh vô vị
Bính tân đoan chánh (bất hóa)
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất chân hỏa
Hợi mão mùi thất địa
Thân Tí thìn hóa dung
Tỵ dậu sửu tân khổ
Thìn tuất sửu mùi thân tiện

Lục nguyệt tiết (tháng Mùi, Tiểu Thử)
Đinh nhâm hóa mộc (mùi vi mộc khố cố khả hóa dã)
Mậu quý bất hóa (hỏa khí dĩ quá cố bất hóa)
Ất canh bất hóa (kim khí chánh phục cố bất hóa)
Bính tân bất hóa (thủy khí chánh suy cố bất hóa)
Giáp kỷ bất hóa (kỷ thổ tức gia cố bất hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân Tí thìn bất hóa
Tỵ dậu sửu hóa kim
Thìn tuất sửu mùi hóa thổ

Thất nguyệt tiết (tháng Thân, Lập Thu)
Đinh nhâm hóa mộc (khả hóa)
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (chánh hóa)
Bính tân tiến tú học đường
Giáp kỷ hóa thổ
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi thành hình
Thân Tí thìn đại quý
Tỵ dậu sửu vũ dũng
Thìn tuất sửu mùi diệc quý

Bát nguyệt tiết (Tháng Dậu, Bạch Lộ)
Đinh nhâm bất hóa
Mậu quý suy bạc
Ất canh tiến tú
Bính tân tựu thê
Giáp kỷ bất hóa
Dần ngọ tuất phá tượng
Hợi mão mùi vô vị
Thân Tí thìn thanh
Tỵ dậu sửu nhập hóa
Thìn tuất sửu mùi tiết khí

Cửu nguyệt tiết (tháng Tuất, Hàn Lộ)
Đinh nhâm hóa hỏa
Mậu quý hóa hỏa (tuất vi hỏa khố diệc chánh hóa)
Ất canh bất hóa
Bính tân bất hóa
Giáp kỷ hóa thổ (chánh hóa)
Dần ngọ tuất hóa hỏa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân Tí thìn bất hóa
Tỵ dậu sửu bất hóa
Thìn tuất sửu mùi chính vị

Thập nguyệt tiết (Tháng Hợi, Lập Đông)
Đinh nhâm hóa mộc (hợi trung hữu mộc)
Mậu quý vi thủy
Ất canh hóa mộc
Bính tân hóa thủy
Giáp kỷ hóa mộc
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi thành tài
Thân Tí thìn hóa thủy
Tỵ dậu sửu phá tượng
Thìn tuất sửu mùi bất hóa

Thập nhất nguyệt tiết (tháng Tí, Đại Tuyết)
Đinh nhâm hóa mộc
Mậu quý hóa thủy
Ất canh hóa mộc
Bính tân hóa tú (chánh hóa)
Giáp kỷ hóa thổ (thập nhất nguyệt thổ vượng cố khả hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi hóa mộc
Thân Tí thìn hóa thủy
Tỵ dậu sửu hóa kim
Thìn tuất sửu mùi bất hóa

Thập nhị nguyệt tiết (Tháng Sửu, Tiểu Hàn)
Đinh nhâm bất hóa
Mậu quý hóa hỏa
Ất canh hóa kim (thứ hóa)
Bính tân bất hóa
Giáp kỷ hóa thổ (chánh hóa)
Dần ngọ tuất bất hóa
Hợi mão mùi bất hóa
Thân Tí thìn bất hóa
Tỵ dậu sửu bất hóa
Thìn tuất sửu mùi hóa thổ

 

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Tứ, Luận Thiên Can phối hợp tính tình

0

Tứ, Luận Thiên can phối hợp tính tình (P.1)

Nguyên văn:

Ý nghĩa hợp hóa lấy 10 can âm dương phối với nhau mà thành. Hà đồ thuật số, lấy một hai ba bốn năm phối sáu bảy tám mười theo tiên thiên. Nói thủy là thái âm thủy, gặp thổ xung khí thì hết, lấy khí mà thì sanh là vậy. Trước khi có ngũ hành, tất đã có âm dương lão thiếu, rồi sau khí mới xung ra, nói nhờ thổ sanh. Xét ngũ hành, tất vạn vật lại sanh ở Thổ, như Thủy Hỏa Mộc Kim, đều gửi thân yên nơi Thổ, nói lấy Thổ trước tiên. Nên đầu tiên Giáp Kỷ tương hợp tất hóa Thổ; Thổ sanh Kim, nên Ất Canh kế tiếp hóa Kim; Kim sanh Thủy, nên Bính Tân kế tiếp lại hóa Thủy; Thủy sanh Mộc nên Đinh Nhâm kế tiếp lại hóa Mộc; Mộc sanh Hỏa nên Mậu Quý kế tiếp lại hóa Hỏa, ngũ hành theo vậy mà an. Lấy Thổ làm đầu, theo thứ tự tương sanh, lẽ tự nhiên là vậy. Ý nghĩa 10 can hợp hóa là vậy.

Từ chú:

Thập can phối hợp, bắt nguồn từ kinh dịch ” số của thiên 1, địa 2, thiên 3, địa 4, thiên 5, địa 6, thiên 7, địa 8, thiên 9, địa 10, như lấy 10 can hợp nhau tức là hợp theo hà đồ vậy, kỳ thật không phải. Hà đồ 1 và 6 cùng tông (thủy), 2 và 7 cùng đạo (kim), 3 và 8 một bè (mộc), 4 và 9 là bạn (hỏa), 5 và 10 chung đường (thổ). Kham dư học, bàn về thể, gốc từ hà đồ, lấy vận làm dụng, dựa theo lạc thư, so với mệnh lý có khác nhau. Mệnh lý hợp 10 can, cùng gốc với y đạo, lấy từ “Nội kinh – ngũ vận đại luận“

Nguyên văn: Tính tình ra sao? Đã có phối hợp, tất có mặt trái. Như Giáp lấy Tân làm Quan, thấu Bính tác hợp thì Quan ấy không còn là Quan nữa; Giáp lấy Quý làm Ấn, thấu Mậu tác hợp, Ấn ấy không còn là Ấn nữa; Giáp lấy Kỷ làm Tài, Kỷ tách riêng ra cùng Giáp tác hợp, Tài ấy không còn là Tài nữa. Như năm Kỷ tháng Giáp, năm là Tài, bị tháng hợp mất, thì dù là Giáp Ất ngày chủ cũng chẳng tách ra nổi; năm Giáp tháng Kỷ, tháng là Tài, bị năm hợp mất, thì Giáp Ất ngày chủ không giống như vậy. Giáp lấy Bính làm Thực, Bính Tân tác hợp, Thực ấy không còn là Thực nữa, ấy là 4 hỉ thần bị hợp mà không có dụng vậy.
Từ chú: Mới học bát tự, trước nên chú ý can chi hội hợp, thiên biến vạn hóa, tất cả đều từ đấy mà ra. Thập can tương phối, có chia ra hợp và không thể hợp; đã hợp rồi lại chia riêng ra hóa và không thể hóa. Thiên này chuyên luận về hợp. Quan bị hợp chẳng còn là quan, chẳng thể lấy quan mà luận. Đã tương hợp rồi, bất luận hóa hay không hóa, chẳng cần đến ngày chủ nữa, không thể lấy làm Quan để luận nữa (Ấy là nói đến can chi năm tháng tương hợp với nhau, hoặc can năm tháng hợp với can giờ, còn như hợp với ngày chủ, không luận như vậy, xem kỹ tiết hợp hay không hợp ở dưới). Nhật chủ Giáp mộc, can tháng thấu Tân là Quan, can năm thấu Bính, Bính Tân tương hợp, Quan với Thực thần, cả 2 đều mất tác dụng; Giáp lấy Quý làm Ấn, thấu Mậu tác hợp, Tài Ấn cả 2 đều mất tác dụng. Thảy đều như vậy.

Năm Kỷ tháng Giáp, can năm là Kỷ, trước tiên bị can chi tháng là Giáp hợp mất; năm Giáp tháng Kỷ, can tháng Kỷ Tài, trước tiên bị can năm Giáp mộc hợp mất, dù ngày chủ là Giáp cũng chẳng tách ra nổi. Có trước có sau, không thể luận ghen hợp tranh hợp được. Xem kỹ tiết hợp hay không hợp.

Lại như Giáp gặp Canh là Sát, cùng Ất tác hợp, thì Sát chẳng công thân; Giáp gặp Ất là Kiếp tài, Giáp gặp Đinh là Thương, cùng Nhâm tác hợp, thì Đinh chẳng Thương quan; Giáp gặp Nhâm là Kiêu, cùng Đinh tác hợp, thì Nhâm chẳng đoạt Thực. Ấy là 4 kị thần nhân hợp mà hóa cát vậy.

Hỉ thần nhân hợp mà hết cát, kị thần cũng nhân hợp mà hết hung, cái lý là vậy, lại nên xem thêm địa chi phối hợp như thế nào. Như địa chi thông căn, tất tuy hợp mà không bị mất tác dụng, hỉ kị còn y như vậy. Như ví dụ sau:

Ấn Quan nhật chủ Thực
Quý Tân Giáp Bính
Mùi Dậu Thân Dần

Hành vận: Canh thân / kỷ mùi / mậu ngọ / đinh Tỵ / bính thìn / ất mão / giáp dần

Bính Tân tương hợp, mà Quan vượng thông căn. Vì thế nhiều Quan thêm Sát, lấy Bính hỏa chế Quan làm dụng. Đây là trụ của chủ tịch An huy: Lưu Trấn Hoa.

Kiêu Thương nhật chủ Kiêu
Mậu Quý Canh Mậu
Hợi Dần Dần

Hành vận: Giáp Tí / ất sửu / bính dần / đinh mão / mậu thìn / kỷ Tỵ

Mậu Quý tương hợp, mà Quý thủy thông căn, nhật nguyên bị tiết khí quá nhiều, lấy Mậu thổ phò thân chế Thương làm dụng. Đây là trụ của nhà giàu buôn xà bông Quan sinh.

Như thế nào là hợp mà cả 2 đều bị mất tác dụng. Xem thêm ví dụ sau thì rõ:

Kiêu Thương nhật chủ Sát
Bính Tân Mậu Giáp
Ngọ Mão Dần Dần

Bính Tân hợp mà chẳng hóa, không có Bính thì có thể dùng Tân để chế Giáp, không có Tân thì có thể dùng để Bính hóa Giáp, cả 2 đều có dụng, tiếc là nhân bị hợp mà cả 2 đều bị mất tác dụng.

t.Tài Kiếp nhật chủ t.Tài
Kỷ Giáp Ất Kỷ
Mão Tuất Hợi Mão

Năm Kỷ tháng Giáp, vốn là không có dụng, nhân hợp mà dùng cả 2 mất tác dụng, cách cục phản thanh. Đây là trụ của ông cố của Trương Thiệu.

Tứ, Luận Thiên can phối hợp tính tình(P.2)

Kiêu Thương Nhật chủ Kiêu
Mậu Quý Canh
Mậu
Hợi Dần Dần

Hành vận: Giáp Tí / ất sửu / bính dần / đinh mão / mậu thìn / kỷ Tỵ
Mậu Quý tương hợp, mà Quý thủy thông căn, nhật nguyên bị tiết khí quá nhiều, lấy Mậu thổ phò thân chế Thương làm dụng. Đây là trụ của nhà giàu buôn xà bông Quan sinh.
Như thế nào là hợp mà cả 2 đều bị mất tác dụng. Xem thêm ví dụ sau thì rõ:

Kiêu Thương Nhật chủ Sát
Bính Tân Mậu Giáp
Ngọ Mão Dần Dần

Bính Tân hợp mà chẳng hóa, không có Bính thì có thể dùng Tân để chế Giáp, không có Tân thì có thể dùng để Bính hóa Giáp, cả 2 đều có dụng, tiếc là nhân bị hợp mà cả 2 đều bị mất tác dụng.

Thiên Tài Kiếp Nhật chủ Thiên Tài
Kỷ Giáp Ất
Kỷ
Mão Tuất Hợi Mão

Năm Kỷ tháng Giáp, vốn là không có dụng, nhân hợp mà dùng cả 2 mất tác dụng, cách cục phản thanh. Đây là trụ của ông cố của Trương Thiệu.

Nguyên văn: Đã có hợp tất có sở kị, gặp cát chẳng cát nổi, gặp hung chẳng sợ hung. Tức lấy lục thân mà nói, như nam lấy Tài làm vợ, Tài bị can khác hợp mất, vợ ấy sao còn có thể yêu chồng nổi? Nữ lấy Quan làm chồng, Quan bị can khác hợp mất, chồng ấy sao còn có thể yêu vợ nổi? Bàn đến tính tình phối hợp, vì hướng bối nhi thù dã.

Từ chú: Can chi phối hợp, quan hệ rất lớn, tưởng hung mà chẳng hung, ấy là cái tốt, như cát mà không cát, tất quan hệ rất trọng. Khẩn yếu mà dùng, bị hợp thì cách cục ấy bị biến, thần cứu hộ bị hợp thì mất tác dụng cứu hộ, nên hung thần sẽ mặc sức hoành hoành, không thể không xét tới.
Ví dụ như sau:

Chánh Tài Tỷ Nhật chủ Thực
Đinh Nhâm Nhâm
Giáp
Mão Thân Thìn

Hành vận: Tân hợi / canh tuất / kỷ dậu / mậu thân / đinh mùi / bính ngọ
Nguyên là thủy mộc Thương quan dùng Tài, không ngờ Đinh Nhâm hợp mất, Hỏa mất lửa, thủy vượng mộc trôi, chỉ còn thuận vượng thế mà hành vận kim thủy vậy (gặp hạ dụng thần tiết).

Chánh Tài Kiêu Nhật chủ Chánh Tài
Canh Ất Đinh
Canh
Thân Dậu Sửu Tuất

Hành vận: Bính tuất / đinh hợi / mậu Tí / kỷ sửu / canh dần / tân mão
Vốn là cách cục hỏa luyện chân kim, Ất Canh tương hợp, Ấn bị Tài phá, tuy sanh nhà giàu có, nhưng bẩm sanh bị câm, chung thân tàn phế.
Nguyên cục 10 can phối hợp, quan hệ rất trọng như vậy; như thế nếu hành vận gặp hợp, thì trong quan hệ ngũ hành ấy, nếu không thành á cục thì cũng nguyên cục. Thí dụ như Giáp lấy Tân làm Quan, đều thấu Đinh Quý, mộc ấy Ấn Quý chế Thương hộ Quan làm dụng, như thế nếu hành vận gặp Mậu, hợp mất Quý thủy, tất Đinh hỏa tổn Thương được Quan tinh vậy. Hoặc Giáp lấy Tân làm Quan, thấu Đinh là Thương, hành vận gặp Nhâm, hợp mất Đinh Thương thì Quan tinh đắc dụng hĩ. Là hỉ hay kị, toàn ở tại phối hợp, bất luận là hóa hay không hóa (xem hành vận tiết). Vận can nguyên cục phối hợp, hóa cùng không hóa, toàn coi có đóng ở địa chi được tương trợ hay không, cùng nguyên cục có hay không, phép xem cũng như nhau.

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

Tam, luận âm dương sanh tử

0

Tam, luận âm dương sanh tử (P1)

Nguyên văn:

Thuyết ngũ hành can chi, xem thêm thiên can chi cho rõ. Can động chẳng nghỉ, chi tĩnh lẽ thường. Lấy mỗi can lưu hành 12 tháng mà an Sinh Vượng Mộ Tuyệt.

Từ chú:

Thuyết Sinh vượng mộ tuyệt đã có từ rất xưa. “Chuẩn nam tử” viết: Xuân lệnh mộc tráng, thủy lão, hỏa sanh, kim tù, thổ tử; “thái bình ngự lãm – ngũ hành hưu vượng luận” viết: lập xuân cấn vượng, chấn tướng, tốn thai, ly một, khôn tử, đoái tù, kiền phế, khảm hưu v.v… (Xem thêm trong “mệnh lý tầm nguyên”). Danh từ tuy hơi khác, nhưng ý như nhau. Hậu thế dung 12 chi phối bát quái mà định ra thứ tự 12 ngôi từ Trường sanh Mộc dục đến Thai Dưỡng (Xem thuyết minh hình dưới), tuy là thuyết của hạng thuật sĩ, nhưng hợp lẽ tự nhiên của trời đất. Lời nói bình dân nhưng chứa đựng ý nghĩa rất tinh túy, học ngũ hành âm dương không ngoài lẽ ấy.

Nguyên văn: Dương chủ tụ, lấy tiến làm tiến, nên nói chủ thuận; âm chủ tán, lấy thối làm thối, nên nói chủ nghịch. Như Trường sinh Mộc dục cùng hạng, cho nên dương thuận âm nghịch có khác. Vận 4 mùa tuần hoàn, công thành thì thoái, cùng dụng thì tiến, nên nói mỗi tháng tuần hoàn, mà Sinh Vượng Mộ Tuyệt lại nhất định. Nơi dương sanh thì âm tử, thay phiên tuần hoàn, là lẽ xoay vần của tự nhiên. Như lấy Giáp Ất mà luận, Giáp là dương mộc, là mộc cành lá, thụ khí trời sinh, tự thu tàng no đủ, có thể dùng để khắc phát tiết phát động, nên sinh ở Hợi. Khí hậu tháng Ngọ, mộc đang lúc cành lá sum xuê, sao Giáp lại tử? Lại chẳng xét bên ngoài tuy phồn thịnh, mà trong thì sinh khí phát tiết đến hết, bởi vậy nên nói Tử ở Ngọ vậy. Ất mộc ngược lại, tháng Ngọ cành lá phồn thịnh, tức là được sinh, tháng Hợi cành lột lá rụng, tức là Tử. Luận theo chất khác với theo khí vậy. Lấy Giáp Ất làm ví dụ trên minh họa.

Từ chú: Sinh Vượng Mộ Tuyệt tức là nơi sinh vượng mộ tuyệt của ngũ hành, chẳng phải của 10 can. Gọi tên 10 can chi để đại biểu ngũ hành có âm có dương; ngũ hành tuy chia âm dương, thật ra cũng là một. Giáp Ất cùng là 1 mộc, chẳng chia hai. Dần Thân Tỵ Hợi là nơi ngũ hành Trường sinh Lâm quan; Tí Ngọ Mão Dậu là nơi ngũ hành Vượng địa; Thìn Tuất Sửu Mùi là nơi ngũ hành Mộ địa. Chẳng phải chia ra can âm can dương có Trường sinh lộc vượng mộ riêng. Do Trường sinh lâm quan vượng mộ, mà có chi tàng nhân nguyên, xem nhân nguyên ti lệnh đồ bên dưới khắc tự hiểu rõ. Nói riêng về lý thì mọi vật đều có âm dương, dương cực tất âm sanh, thí dụ như kim điện từ, Giáp đoan là dương lấy dụng mà luận, sinh vượng mộ tuyệt, chỉ phân ngũ hành, bất tất phân âm dương. Lại theo các sách thuật số, chỉ nói ngũ dương trường sanh, mà không nói đến ngũ âm trường sanh, chỉ nói dương nhận mà không nói đến âm nhận, hậu thế chưa rõ lý mà muốn binh vực thuyết ấy, bẻ lý chi ly, chẳng biết theo ai. Hoặc nói ngũ âm không có Nhận, hoặc nói ngôi trước là Nhận, hoặc nói ngôi sau là Nhận (Như Ất lấy Dần hoặc Thìn làm Nhận), mỗi người mỗi ý riêng, phân ra nhiều thuyết khác nhau, thật chưa rõ lý.
 

Nguyên văn: Chi có 12 tháng, lại nói mỗi can từ Trường sinh tới Thai Dưỡng, cũng chia ra 12 ngôi. Khí chi bởi thịnh mà suy, suy rồi thịnh lại, chia nhỏ kể ra thành 12 tiết. Như Trường sinh Mộc dục cùng tên, mượn từ để mà hình dung. Trường sinh như người ta lúc mới sanh ra. Mộc dục như người ta sau khi sanh tắm gội cho sạch; như hột trái cây đã thành; trước phải thanh vỏ, sau mới rửa sạch. Tới Quan đới thì hình khí lớn dần, quan đới như người đến tuổi trưởng thành vậy. Lâm quan là đã trưởng thành lúc đang mạnh mẽ (30 tuổi), như người có khả năng có thể ra làm quan. Đế vượng là khi tráng thịnh đến cùng cực, như đại thần phò vua giúp nước. Thịnh cùng cực thì suy kém, suy là lúc vật bắt đầu biến vậy. Bệnh là lúc đã quá suy. Tử, khí tận hết chẳng còn. Mộ, tạo hóa thu tàng, như người lúc chôn xuống đất vậy. Tuyệt là khí trước đã tuyệt, khí sau chưa tiếp nối. Thai như sau khi khí tiếp nối kết tụ thành bào thai. Dưỡng như bào thai được nuôi dưỡng trong bụng mẹ. Bởi nối tiếp như thế mà trường sanh tuần hoàn không dứt.

Từ chú:Nguyên văn rõ ràng như vậy, mỗi năm 360 ngày, chia ra ngũ hành, đều được 72 ngày. Mộc vượng ở xuân, chiếm 60 ngày (Giáp ½, Ất ½,) trường sanh 9 ngày, mộ khố 3 ngày, hợp lại là 72 ngày. Thổ vượng 4 mùa, Thìn Tuất Sửu Mùi đều có 18 ngày, là thêm 72 ngày nữa. Ở Dần thì Giáp mộc Lâm quan, Bính Mậu trường sinh, nói tàng nhân nguyên là Giáp Bính Mậu. Mão là đất xuân mộc chuyên vượng, kêu là Đế vượng. Đế như chúa tể vậy. “Dịch” nói “đế dã hồ chấn”, là phương mộc chúa tể, không có khí khác xen vào, nên nói chuyên tàng Ất. Thìn là nơi mộc còn dư khí, thủy nhập mộ, nên thổ là vốn là khí. Nên nói tàng Mậu Ất Quý (Thìn Tuất là dương thổ nên tàng Mậu; Sửu Mùi âm thổ nên tàng Kỷ), đều kêu là tạp khí. Tạp là, nơi thổ vượng, lấy Ất Quý làm tạp, mà Ất Quý lại đều chẳng cùng phe, chẳng như thứ tự giờ lệnh trường sinh lộc vượng vậy. Xem xuân lệnh như thế mà suy ra thêm. Nói Dần Thân Tỵ Hợi kêu là nơi tứ sanh (còn là tứ lộc); Tí Ngọ Mão Dậu khí chuyên vượng 1 phương; Thìn Tuất Sửu Mùi là nơi tứ mộ chi địa. Nhân nguyên tang mỗi nơi đều có ý nghĩa. Như âm can trường sanh, tất không quan hệ gì tới khí theo giờ lệnh, địa chi tàng dụng, không do thế mà được thêm hay bị bớt gì vậy.

Thổ ở trung ương, gửi ở 4 góc (xem thêm hình can chi phương vị phối bát quái). Nhờ hỏa mà sanh, sanh ở Dần, lộc ở Tỵ; nhờ thủy mà sanh, sanh ở Thân, lộc ở Hợi riêng tại Dần Tỵ có Bính hỏa giúp đỡ, vượng nên khả dụng; tại Thân Hợi, hàn thấp hư phò, lực lượng bạc nhược không dùng được, nên chỉ nói Bính Mậu sanh Dần mà không nói Nhâm Mậu sanh Thân.

Coi theo bảng nhân nguyên tư lệnh ngày sổ, tuy chưa rõ hết, nhưng thiên can tàng ở địa chi, kiền là thể mà khôn là dụng, phân tích âm dương, rất đổi tinh mật. Lấy nơi khảm ly chấn đoài, chia chủ khách 2 bên, mà đến 384 hào, âm dương hợp lại, đầy vơi tan nghỉ, thảy đều tương hợp. Có từ khi nào, do đâu mà ra, đều qua khảo chứng, người quân tử thông suốt được, như biết được nguồn, hễ thấy điều ấy, có thể cảm nhận.

Nguyên văn: Người lấy chi ngày làm chủ, chẳng gặp sanh gặp lộc vượng nơi nguyệt lệnh, tất hưu tù, như giờ hay năm, được trường sinh lộc vượng, yên mà chẳng nhược, hay gặp được mộ khố, đều là có căn. Nhân trường sanh nhờ khố mà xung ra, như tục thư nói xằng không đúng, chỉ có dương trường sanh mới có lực, mà âm trường sanh chẳng có chút lực nào, nhưng lại cũng chẳng nhược. Như gặp khố, tất dương có căn mà âm thì không có dụng. Dương lớn bao trùm âm nhỏ, dương kiêm được âm mà âm chẳng kiêm nổi dương, lý tự nhiên là vậy.

Từ chú:Địa chi tàng các can, gốc tĩnh thì đãi dụng, như can đầu thấu ra tất cái dụng ấy hiển hiện ra. Nên nói can lấy thông căn làm tốt, chi lấy thấu ra làm quý. “Tích thiên tủy” viết: “thiên can toàn 1 khí, không tải nổi đức lớn của địa; 3 loài động thực khóang vật ở địa chẳng dung nổi thiên đạo mênh mông”. Như 4 Tân Mão, 4 Bính Thân, tuy can chi một khí mà chẳng thông căn, không đủ quý nổi. Địa có 3 loài, ứng với tàng 3 can, không thấu ra tất chẳng hiển dụng nổi. Thiên can thông căn, không chỉ lộc vượng đều tốt đẹp, trường sanh có dư khí hay mộ khố đều là căn. Như Giáp Ất mộc gặp Dần Mão thì nói thân vượng, mà gặp Hợi Thìn Mùi, đều là có căn cả. Thuyết gặp khố tất xung thực là lầm lẫn đáng cười. Như Thìn là gốc của đông phương mộc, như trong 20 ngày sau Thanh Minh, Ất mộc nắm lệnh, dư khí còn vượng, sao nói phải đến nhờ khố? Thổ là khí gốc thì khố của nó ở đâu. Kim hỏa trong khố chẳng có, xung thì có ích gì chứ? Chỉ có Nhâm quý thủy găp khố, như thấu ra, đều cùng dùng được. Quý thủy tàng gốc, như thấu Nhâm thủy tất mộ vốn là tòng ngũ hành luận, chẳng phân âm dương gì. Rằng âm trường sanh chẳng chút lực, nhưng cũng nhược, có gặp thêm âm khố vẫn không có dụng, đều do lầm lẫn rằng âm dương đều có trường sanh, mà thuyết ấy chẳng hoàn thiện. Lại thấy tiết tuy chỉ ngày chủ, nhưng can năm tháng ngày cũng vậy, như được khí ở nguyệt lệnh, tự mình tối cường; như bị hưu tù ở nguyệt lệnh, mà trong chi năm tháng ngày, được sanh lộc vượng dư khí mộ, thảy đều thông căn vậy.

 

Tử Vi Việt Nam Sưu  Tầm – Theo Tử  Bình Diệu Dụng

- Advertisement -